Chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của tôm thông qua màu sắc cơ thể của chúng.

Trong thực tế, chúng ta có thể phần nào phán đoán tình trạng sức khoẻ của tôm thông qua màu sắc cơ thể của chúng.

1. Chẩn đoán tình trạng sức khỏe của tôm

Tôm bị sốc hoặc bị bệnh thường thay đổi màu sắc. Ví dụ tôm chuyển màu đỏ thì có thể là do sự phóng thích sắc tố caroten bởi sự hoại tử gan tụy và dĩ nhiên là tôm chết thường có màu đỏ.

Những con tôm còi hay chậm lớn thường thấy một vết đỏ nâu hoặc trắng dọc lưng do sự tập trung sắc tố màu nâu vàng. Tôm ủ bệnh thường có vỏ cứng và tối màu
Tôm đang ở trong giai đoạn bệnh nặng sẽ có cơ màu trắng đục hoặc hơi đỏ

Hầu hết các vết thương của tôm sẽ chuyển màu đen hay nâu chỉ sau 1 thời gian ngắn. Đó là do sự sinh ra các sắc tố đen hy nâu sậm (melanin) để chống lại vi sinh vật (vì có tính độc) và bảo vệ tôm khỏi nhiễm bệnh.
Ngoài sự chuyển màu đen, có một số trường hợp không bình thường khác ảnh hưởng đến phần phụ. Phần phụ có thể bị cong hoặc bị gãy và đôi có thể bị sưng phồng lên. Hiện tượng sưng lên như vậy thường là hậu quả của sự nhiễm trùng từ những vùng đáy ao bị ô nhiễm bởi chất thải.

Sự xuất hiện những đốm trắng trên vỏ thường là do tôm bị nhiễm virus đốm trắng. Tuy nhiên những đốm trắng trên vỏ tôm cũng có thể do những nguyên nhân có liên quan đến pH hay ảnh hưởng của hàm hượng canxi có trong nước. Muốn xác định chính xác nguyên nhân gây ra những đốm trắng trên vỏ tôm. Thì cần phải tiến hành các bước kiểm tra, chuẩn đoán trong phòng thí nghiệm (PCR, mô bệnh học...)

Hiện tượng đầu vàng thường do tôm bị bệnh ở gan tụy hay bị nhiễm virus gây bệnh đầu vàng. Tuy nhiên có khi tôm bị nhiễm virus không có dấu hiệu đầu vàng. Cho nên ngoài việc quan sát dấu hiệu bệnh, việc xác định tác nhân gây bệnh là rất quan trọng.

Thịt tôm có màu trắng đục khác với bình thường là trắng trong hay trắng mờ, có liên quan đến xuất huyết ruột, teo cơ, hoặc nhiễm vi bào tử trùng.


Vệt hoại tử đen: Kèm với các dấu hiệu khác như: phồng bóng nước ở vẩy râu và chân đuôi, phụ bộ bị hoại tử (thông thường phần cuối của phụ bộ có màu đen), hội chứng Taura hoặc bị tổn thương cơ học.

Đen (nâu) mang: Có thể do nhiễm vi rút gây bệnh trên mang (GAV), nhiễm khuẩn, do thiếu nghiêm trọng vitamin C, đáy ao bẩn trong thời gian dài.
Mang tôm có màu hồng: Thiếu ôxy trong ao nuôi hoặc là do hàm lượng NH3 cao.
Mang xanh: Do mật độ tảo lục hoặc tảo lam quá dày

2. Gải pháp phòng và trị bệnh cho tôm

https://mybinh.com.vn/san-pham/san-pham-cho-tom/protamin-tang-trong-sieu-toc-cho-tom.html

Quan sát và phát hiện bệnh tôm qua các dấu hiệu lâm sàng rất quan trọng trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe và phòng trị bệnh kịp thời cho tôm nuôi. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp trong nuôi tôm, bà con hãy gọi đến hotline 0911 383 533 hoặc 0983 17 33 22 để được giải đáp bởi các chuyên gia của Mỹ Bình.Hi vọng những nội dung trên sẽ giúp ích được bà con. Chúc bà con trúng vụ được giá!

.........................................................
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MỸ BÌNH

  • HOTLINE: 0911 383 533 - 0983 17 33 22
  • Trụ sở chính: 49/11B, Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
  • Nhà máy sản xuất: 28T, Nguyễn Văn Quy, KV Phú Khánh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.
  • Website: https://mybinh.com.vn/

(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng