Các thị trường nhiều tiềm năng cho cá tra Việt Nam
Một trong những thị trường tiềm năng là Ấn Độ với dân số đứng thứ hai sau Trung Quốc, thị trường này khá đặc biệt vì không ăn thịt phổ biến như bò và heo mà chỉ ăn cừu, dê, gà và thủy hải sản.
Ấn Độ – Thị trường tiềm năng mới của cá tra Việt Nam
VASEP cho biết các kênh phân phối online lại hoạt động sôi động khi giao dịch qua mạng là giải pháp tối ưu cho tình hình dịch bệnh hiện nay. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại mua thịt, cá tươi sống tại các chợ truyền thống và chuyển sang tiêu thụ thủy sản đông lạnh…sẽ giúp phân khúc này tăng mạnh trong năm 2020.
“Thị trường Trung quốc chắc chắn sẽ giảm mạnh cho đến khi dịch bệnh được khống chế tuy nhiên sẽ mở ra những cơ hội khác cho các doanh nghiệp cá tra nắm bắt được thời cơ”, VASEP nhấn mạnh.
Cho dù những lợi thế thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc đã góp phần cho tăng trưởng nhanh chóng sản phẩm cá tra tại đây trong thời gian qua nhưng khi đã chiếm lĩnh đến trên 33% thị phần rõ ràng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, VASEP nhận định.
Sự sụt giảm quá nhanh các đơn hàng khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường này gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường mới, đa dạng sản phẩm và củng cố chất lượng để tìm những con đường mới.
Một trong những thị trường tiềm năng là Ấn Độ với dân số đứng thứ hai sau Trung Quốc, thị trường này khá đặc biệt vì không ăn thịt phổ biến như bò và heo mà chỉ ăn cừu, dê, gà và thủy hải sản.
Theo VASEP, ước tính Ấn Độ nuôi khoảng 600.000 tấn cá tra mỗi năm nhưng thịt cá bị vàng và nhà máy chế biến tại quốc gia này chưa sản xuất ra được những sản phẩm cá tra fillet thịt trắng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như của Việt Nam.
Hiện tại sản phẩm cá tra fillet Việt Nam được xem sản phẩm cao cấp đang được nhập khẩu phục vụ trong các nhà hàng tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, thuế nhập khẩu vào Ấn Độ đối với hàng cá tra phi lê còn rất cao (65%) cùng với hệ thống kho lạnh, siêu thị chưa được đầu tư đầy đủ cho mặt hàng đông lạnh. Mặc dù vậy, đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho cá tra Việt Nam.
Thị trường Mỹ rộng cửa đón cá tra Việt
Ngoài ra, một thông tin tốt khác đến từ thị trường Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), cuối năm 2020 2021, Mỹ chính thức công nhận hệ thống kiểm tra sản phẩm cá và cá Siluriformes xuất khẩu của Việt Nam tương đương với sản phẩm của họ.
Điều này giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ Mỹ mà còn các thị trường khác.
Đồng thời, số liệu từ VASEP cho biết hiện tồn kho cá tra tại thị trường này cũng đã hết và là thị trường tiềm năng cho cá tra Việt.
Bộ NN&PTNT cũng cho biết Việt Nam được bổ sung thêm doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra vào Mỹ. Tính đến cuối năm 2020 2021. cả nước mới chỉ có 13 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này.
Ngày 11/10/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã thông báo quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2017 đến ngày 31/7/2018 đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Theo đó Công ty Vĩnh Hoàn, Công ty Biển Đông duy trì mức thuế suất là 0 USD/kg.
Thị trường châu Âu mở ra lợi thế đầy hứa hẹn từ hiệp định EVFTA
Ngày 12/2, Hiệp định EVFTA đã chính thức được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, dự kiến sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 5 và có thể có hiệu lực vào tháng 7, mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra để tận dụng lợi thế các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng trước khi mức thuế của cá tra sẽ về 0% trong 3 năm tới.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, một số sản phẩm chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0%. Đối với sản phẩm cá tra lộ trình giảm thuế 3 năm, riêng cá hun khói lộ trình 7 năm.
VASEP cho biết việc các nhà máy chế biến cá thịt trắng (Cod, Pollock) tại Trung Quốc chưa làm việc dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng đặc biệt là tại thị trường EU cũng là cơ hội trước mắt cho các doanh nghiệp cá tra.
Nguồn: http://vasep.com.vn/