Cách khắc phục ký sinh trùng Vermiform trong ruột và gan tôm - Chẩn đoán từ phòng xét nghiệm của Mỹ Bình

Tôm bị nhiễm ký sinh trùng Vermiform sẽ giảm tốc độ tăng trưởng, giảm tỷ lệ sống, đồng thời dễ bội nhiễm các bệnh khác. Chẩn đoán một trường hợp từ ao Anh Nam - Khách hàng của Công ty Mỹ Bình tại khu vực Đầm Dơi, Cà Mau, trên gan và ruột tôm xuất hiện nhiều ký sinh trùng Vermiform sau khi soi tươi bằng kính hiển vi, cách điều trị cho tôm của anh như sau.

I. CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG

Tôm của anh Nam hiện tại đã được 32 ngày, nhân viên của Mỹ Bình hỗ trợ anh thực hiện việc kiểm tra mẫu nước và test khuẩn, kết quả ghi nhận được từ mẫu nước ao của anh Nam như sau:

- Độ mặn: 23
- pH: 7.5
- Kiềm: 143
- Ca: 320
- Mg: 1000
- Cl: 0
- Fe: 0
- NH3: 0,02
- NO2: 0
- Ca/Mg cần: 267/899
      * Môi trường nước ao nuôi:
        1. Độ pH và độ kiềm trong ao lần lượt là: 7.5 và 143 mg/l CaCO3. Với độ pH này, thì bà con cần nên ổn định và duy trì. Riêng đối với pH = 7.5, bà con cần nên lưu ý vào những ngày mưa tránh để xuống thấp hơn. pH thích hợp cho tôm phát triển tối ưu là 7.5 - 8.0.
        2. Tảo: tảo phát triển bình thường, tuy nhiên cần lưu ý mật độ tảo đừng để quá dày.
        3. Khí độc NH3 và NO2: lần lượt là 0.02 mg/l và 0.0 mg/l trong khoảng cho phép.
        4. Ca/Mg trong ao nuôi: Với hàm lượng Ca/Mg vào khoảng trên 320/1000 mg/l, cho thấy hàm lượng Ca/Mg trong ao là rất dồi dào và thích hợp cho tôm, ở độ mặn 23 phần nghìn.
        5. Khuẩn trong ao nuôi: Khuẩn gan cao trên 4480 CFU/ml và khuẩn ruột V. Vulnificus/ V.cholerae gia tăng 3280/880 CFU/ml.

Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường và test khuẩn trong ao tôm của anh Nam

Ảnh: Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường và test khuẩn trong ao tôm của anh Nam

Đồng thời, nhân viên kĩ thuật của Mỹ Bình thực hiện soi tươi gan và ruột tôm trong ao của anh thì phát hiện:

II Soi tươi:

         1. Gan tôm: Chứa nhiều vermiform, gan thiếu lipid.
         2. Ruột: Có ký sinh trùng và có mủ đuôi.
         3. Phân tôm: Có nhiều trùng 2 tế bào.

Ảnh: Soi tươi gan và ruột tôm thấy nhiều ký sinh trùng Vermiform

Ảnh: Soi tươi gan và ruột tôm thấy nhiều ký sinh trùng Vermiform

👉 Thông qua kết quả trên, thì nhân viên kĩ thuật đã đưa ra kết luận chẩn đoán như sau:
         1. Ao nuôi cần nên diệt khuẩn nước
         2. Khống chế ký sinh trùng, trùng 2 tế bào trong ruột và dưỡng gan tụy tôm lại

Từ kết quả trên, anh đã chia sẻ cách khắc phục ký sinh trùng Vermiform có nhiều trong ruột và gan tôm theo phương pháp mà anh điều trị cho đàn tôm của anh như sau, nhằm để phòng các bệnh do ký sinh trùng Vermiform gây ra trong suốt vụ nuôi của anh.

         Bước 1. Thực hiện khống chế trùng 2 tế bào trong ruột và phục hồi gan tôm, theo phát đồ 3 ngày liên tục như sau:
Trộn 40% thức ăn/ngày: Thảo dược PROLIN 3ml/kg thức ăn.
Trộn 60% thức ăn còn lại: Kháng sinh CEFOTAXIM 1g/kg thức ăn + BETS BETA 10g/kg thức ăn.
         Bước 2. Sau khi trộn cho ăn được 1 ngày. Ngày thứ 2, tiến hành diệt khuẩn trong ao bằng AVAKON, 1kg/1500m3 nước vào lúc 9-11h sáng. 
         Bước 3. Ngày thứ 4, trộn BETS BETA 10g/kg + men tiêu hóa liều cao.
Lưu ý: Trong thời gian này, bà con nên giảm 30% lượng thức ăn trong ngày và siphon thay nước mới cho ao (20% nước/ngày), vào buổi chiều mát.

Suy cho cùng, Gan tụy và đường ruột là 2 bộ phận vô cùng quan trọng và quyết định đến sự tăng trưởng của tôm nuôi. Chúng sẽ luôn nằm trong tình trạng nguy hiểm nếu khuẩn nước và ký sinh trùng xâm nhiễm. Vì thế, việc “phòng bệnh hơn trị bệnh” là điều ưu tiên trên hết. Trên đây là kết quả chẩn đoán và giải pháp khắc phục tình trạng khuẩn nước cao và ký sinh trùng xâm nhiễm, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua hotline 0911 383 533 để được giải đáp và tư vấn.

Công ty Mỹ Bình kính chúc quý bà con trúng mùa được giá!!


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng