CÁCH QUẢN LÝ KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI TÔM AN TOÀN - TIẾT KIỆM - HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG

Tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng nuôi chủ lực ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng với nhiều mô hình nuôi khác nhau như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến. Đặc biệt hiện nay đang theo xu hướng nuôi mô hình công nghệ cao thả ở mật độ dày đã khiến nghề nuôi tôm đang gặp nhiều trở ngại bởi dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước ao nuôi và vùng nuôi. Trong đó có 3 loại khí độc chính trong ao NH3, NO2, H2S thường gây độc ảnh hưởng đến tôm nuôi.

 

1. Nguyên nhân hình thành khí độc trong ao nuôi tôm?

Các khí độc trong ao tôm sinh ra do:

-  Thức ăn dư thừa, theo nghiên cứu của Boyd et al. (2001) thức ăn được tôm sử dụng trực tiếp chỉ chiếm 10-30% phospho và 20-40% Nitrogen từ thức ăn cho vào, phần còn lại sẽ tan vào môi trường nước và tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong thủy vực, trong điều kiện yếm khí được vi khuẩn phân hủy thành những chất gây độc cho ao nuôi và nguồn nước xung quanh 
-  Xác tảo, lượng chất thải từ tôm tích tụ bị phân hủy dưới đáy ao tôm trong điều kiện thiếu oxy, trong đó các hợp chất chứa nitơ như NH4+, NO2- với hàm lượng cao có thể gây độc cho tôm

Khi tôm bị nhiễm độc thường có các biểu hiện như sau:

- Thân tôm có màu đỏ nhạt.
- Vỏ ốp.
- Bơi lờ đờ trên mặt nước .
- Giảm ăn.
- Nếu nặng tôm có thẻ tấp bờ, chết rải rác đến hàng loạt.

Tôm bị hồng thân do khí độc

II.    Các loại khí độc phổ biến trong ao nuôi tôm

1.    Khí ammonia (NH3): 

Trong nước ammonia được phân chia làm 2 nhóm: nhóm NH3 (khí hòa tan) và nhóm NH4+ (ion hóa), chỉ có dạng NH3 của ammonia là gây độc cho tôm, NH3 có tính độc cao hơn NH4+ từ 300 đến 400 lần.
Nguyên nhân phát sinh chủ yếu là từ chất thải của tôm và sự phân hủy các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn.
Theo Siripong and Rittmann, 2007. Hàm lượng ammonia ở mức 0,425mg/L trong môi trường nước có thể gây độc cho tôm và các động vật thủy sinh khác.
NH3 thường gây hại cho tôm vào buổi chiều, thời điểm pH tăng cao (nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần tỷ lệ của NH3) và khi màu nước thay đổi. những ao nuôi có tảo đáy phát triển mạnh thì hàm lượng khí NH3 sẽ cao.
Tác hại của khí độc NH3 đến tôm như thế nào ?
-  Ammonia gây độc trực tiếp đến hệ hô hấp của tôm, gây mất cân bằng về mặt sinh lý, giảm sức đề kháng và dẫn đến tôm bị chết
- Làm giảm oxy trong ao, cần có 4,7g oxy để oxy hóa 1g NH3.

 


2.   Khí độc NO2

Nguyên nhân tồn tại bắt nguồn từ NH4+/NH3 Dưới tác dụng của vi khuẩn, amonia sẽ biến đổi thành nitrite (NO2) (bởi nitrosomonas bacteria) rồi nitrate (NO3-) (bởi nitrobacter bacteria) hoặc cũng có thể do NO2 đã tồn tại sẵn trong nước cấp. Hình thức nitrate thường vô hại, nitrite sẽ gây độc cho tôm.
Theo Advocate Global Aquaculture, 2013 hàm lượng NO2 cho phép < 0,25mg/L, nếu vượt quá 0,3mg/L sẽ ức chế sự vận chuyển oxy trong máu, gây độc rất lớn cho vật nuôi.
Tác hại của khí độc NO2 đến tôm như thế nào?
Nitrite gây độc chính yếu là tạo thành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào.
Stress, mẫn cảm với bệnh, gây chết.

 

 

3. Khí hydro sulfide (H2S)

Khí này rất độc cho tôm, trong môi trường nước hydro sulfide được chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí) và HSˉ(ion)
Nguyên nhân hình thành: do vi khuẩn hoạt động trong điều kiện thiếu oxy 
Chỉ có dạng H2S (khí) là chất độc, tác dụng độc của nó là liên kết với Fe trong thành phần của hemoglobine hoặc Cu của hemocyanin làm cho tế bào mất khả năng vận chuyển oxy dẫn đến tôm sinh trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp do bị thiếu oxy
Theo Chanratchakkol et al. (2003) hàm lượng H2S thích hợp cho ao tôm phải nhỏ hơn 0,03 mg/L, ngoài ra độ độc của H2S còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pH, nhiệt dộ của nước.
VD: với ao hồ có pH=5 và ở 24℃ người ta thấy 99,1% hydro sulfide dưới dạng H2S, trong khi đó ở độ pH=8 với cùng nhiệt độ 24℃ lại chỉ có 8% lượng hydro sulfide dưới dạng chất độc.
Dấu hiệu nhân biết H2S trong ao.
- Những ao có bùn màu đen thường có nhiều khí H2S.
- Xuất hiện khuẩn lạc đen mộc trên TCBS.

 

III.    Quản lý khí độc trong ao nuôi tôm 

Để tránh tình trạng khí độc bùng phát trong ao nuôi chúng ta cần quản lý chặt chẽ các vấn đề sau:
- Quản lý lượng thức ăn ngay từ ban đầu để tránh để dư thừa thức ăn.
- Nuôi tôm với mật độ phù hợp, mật độ thả không nên quá dày.
- Cần có ao để thay nước thường xuyên để giảm áp lực môi trường nước.
-  Đồng thời tăng cường chạy hệ thống máy quạt nước, khi vận hành máy quạt nước tạo dòng chảy hướng tâm mạnh, vừa đảm bào nước trong ao được đảo đều, vừa làm các loại chất thải rắn như xác tôm chết, thức ăn thừa, phân tôm, sản phẩm phụ của tôm,…dễ dàng tụ lại giữa đáy ao, thuận lợi cho việc thu gom và xử lý siphong đúng quy trình kỹ thuật. nhờ đó nền đáy được giữ sạch suốt vụ nuôi, giảm thiểu vi khuẩn có hại và khí độc tích tụ trong môi trường ao nuôi
-  Định kỳ đánh các dòng vi sinh như xử lý chất thải và ngăn ngừa sự bùng phát của khí độc
- Xây dựng hệ thống xi phong tự động để thường xuyên xi phong đáy ao, nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường, tốt nhất nên xi phong sau khi tắt quạt cho tôm từ 20-25 phút.

 

IV.    Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

1.    Biện pháp cơ học

-  Thường xuyên xi phong lấy chất thải ra khỏi ao nuôi
- Tiến hành thay nước mạnh mỗi ngày để làm loãng nồng độ khí độc ao nuôi
- Tăng cường oxy thật cao trong ao

2.    Biện pháp sinh học

- Sử dụng vi sinh xử lý khí độc ECO-BIO với thành phần chính là saponin giúp giảm khí độc trong ao, bên cạnh đó sản phẩm còn được bổ sung khoáng và thảo dược giúp tôm tăng sức đề kháng, cấp cứu tôm nổi đầu, giúp tôm dày vỏ, nhanh lớn hơn, sản phẩm rất lành tính và an toàn cho tôm nuôi. Liều lượng: 2kg/1000m3 nước, rải trực tiếp xuống ao, sử dụng lập lại đến khi ao hết khí độc

 

- Sau khi ao đã hết khí độc chúng ta sử dụng thêm dòng vi sinh O3 (227g/1000 m3) xen kẽ PRO4000X PLUS (6 viên/1000 m3) vào chu kỳ đánh vi sinh định kỳ của ao, bổ sung vi khuẩn có lợi phân hủy các chất hữu cơ, chất thải của tôm, giúp ổn định tảo, pH, tạo màu trà cho nước từ đó khống chế được khí độc gia tăng, ổn định môi trường nước.

 

Có 2 cách sử dụng vi sinh: 

•    Vi sinh O3 (đánh trực tiếp xuống ao), PRO4000X PLUS (treo tại cầu nhá)
•    Ủ yếm khí với liều lượng 1 gói vi sinh O3 (227g) + 5kg mật đường + 180L nước, ủ 24h và xả xuống ao vào lúc 8h sáng
- Kết hợp đánh ALKALITE sản phẩm tăng kiềm, tăng pH, ổn định hệ đệm cho ao nuôi, bổ sung cannxi cho tôm
- Nên sử dụng thêm bột áo ENJOY giúp thức ăn không bị nỡ, nát, phân tôm dai và chắc hơn từ đó hạn chế được các lợn cợn trong nước, nước ao sạch hơn. Liều lượng: 5-7g/kg thức ăn, có thể trộn trực tiếp hoặc pha vào nước rồi trộn vào thức ăn.

Để được tư vấn về giải pháp phòng và xử lý khí độc trong ao nuôi cũng như mọi thắc mắc trong quá trình nuôi, quý bà con hãy gọi đến hotline 0911 383 533 hoặc 0983 17 33 22 hoặc để lại thông tin vào phần bình luận bên dưới của bài viết, Mỹ Bình luôn sẵn sàng được phục vụ và đồng hành cùng quý bà con!
Chúc quý bà con quản lý ao nuôi thành công!

....................................................................

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MỸ BÌNH

☎ HOTLINE: 0911 383 533 - 0983 17 33 22

🏢 Trụ sở chính: 49/11B, Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

🏭 Nhà máy sản xuất: 28T, Nguyễn Văn Quy, KV Phú Khánh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng