Bệnh hoại tử cơ (IMNV) và các yếu tố đồng tác động đến sự mẫn cảm với bệnh trên tôm thẻ nuôi

Hoại tử cơ là căn bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, bệnh khó kiểm soát nếu không được phát hiện sớm và có thể gây cho tôm chết hàng loạt, để lại hậu quả nặng nề cho người nuôi. 

Nguyên nhân gây bệnh hoại tử cơ trên tôm: 

- Bệnh hoại tử cơ là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra (Infectious myonecrosis virus – IMNV). 
- IMNV là vi rút có vật chất di truyền là ARN mạch đôi, cấu trúc không có lớp màng bao. Phân tích phát sinh loài dựa vào gen RNA-dependent RNA polymerase (RdRp) đã phân loại IMNV vào họ Totiviridae, giống Giardiavirus.
- Theo Lightner và cộng sự, 2012, dịch bệnh do IMNV từ năm 2002 đến năm 2011 đã gây ra tổn thất cho ngành tôm ước tính hơn 1 tỷ USD. 

Nguồn: Internet

 Cơ chế nhiễm bệnh hoại tử cơ trên tôm:

- IMNV tấn công vào mô cơ vân (cơ xương và thỉnh thoảng gặp ở cơ tim) đặc biệt là phần cơ ở khu vực bụng và đốt đuôi. 
- Ở giai đoạn cấp tính, khu vực mô cơ bụng và cơ đuôi trắng đục, sau đó có thể dẫn đến hiện tượng đỏ và hoại tử ở các vùng cơ này. 
- Khu vực mô cơ trắng đục lan rộng dần và có thể khắp cơ thể tôm.


Yếu tố đồng tác động đến sự mẫn cảm với bệnh hoại tử cơ trên tôm:

- Tôm bị stress môi trường (đặc biệt nhiệt độ) và âm thanh bởi các thao tác như: Nhấc sàng ăn, chài tôm, sang tôm kéo dài, vận chuyển xa, quạt nước hay thổi khí đột ngột, bóng, ánh sáng, sấm chớp, mưa nắng đột ngột,…
 - Việc nuôi tôm ở độ mặn quá cao hay quá thấp hay thay đổi đột ngột độ mặn (có thể liên quan đến tác dụng thẩm thấu trên hệ thống phòng thủ miễn dịch của tôm) cũng là yếu tố đồng tác động đến sự mẫn cảm với bệnh. 
- Các nghiên cứu khác thì cho rằng bệnh IMNV có thể xuất hiện dưới dạng đồng bội nhiễm với vi rút gây bệnh trắng đuôi (MrNV) and vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) ở tôm thẻ chân trắng (Senapin et al., 2013; Feijó et al., 2013) và vi khuẩn Vibrio harveyi (Oktaviana and Widanarni, 2014).

Các yếu tố đồng tác động đến sự mẫn cảm với bệnh hoại tử cơ trên tôm


Triệu chứng, biểu hiện của bệnh hoại tử cơ trên tôm:

- Hiện tượng ban đầu là phần cơ bụng hay cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở mức độ nặng có thể dẫn đến hiện tượng đỏ và hoại tử. Tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ tăng dần lên đến 70%, một số vùng nhiễm nặng và kéo dài có thể gây tôm chết 80% như báo cáo ở Brazil (Poulos et al., 2006).
- Trong một số trường hợp, cơ quan Lympho trương to lên gấp 2-4 lần kích thước bình thường.
- Một số tôm chết do IMNV vẫn có thức ăn đầy ruột là do tôm vừa ăn xong gặp bất lợi về môi trường, gây sốc tôm.
- Bệnh IMNV trên tôm thẻ có dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm mô bệnh học tương tự với bệnh trắng đuôi trên tôm biển gây ra bởi một loài vi rút khác là Penaeus vannamei novavirus – PvNV (Tang et al., 2007). Do vậy, cần lưu ý đặc điểm này trong quá trình chẩn đoán bệnh.
- Tôm bệnh IMNV cũng gần tương tự như bệnh được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn kết hợp tôm căng thẳng. Để phân biệt, cần tiến hành kiểm tra mô học hoặc phân lập vi khuẩn.

Biểu hiện của bệnh hoại tử cơ trên tôm nuôi (Nguồn Internet)

Hướng phòng bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng:

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh IMNV, chỉ có thể phòng ngừa tổng hợp là chính, như: 
- Chọn thời điểm nuôi, thời điểm xuống giống phù hợp địa phương;
- Áp dụng vệ sinh và an toàn sinh học cho dụng cụ nuôi và khu vực nuôi;
- Chọn tôm giống sạch bệnh IMNV;
- Quản lý môi trường phù hợp và hạn chế tối đa thay đổi môi trường đột ngột trong thời gian nuôi;
- Quản lý oxy phù hợp mô hình nuôi; 
- Có kế hoạch diệt khuẩn phù hợp;
- Có kế hoạch sử dụng vi sinh quản lý môi trường nước và đáy ao hợp lý;
- Quản lý chặc thức ăn của từng cữ cho tôm ăn.

Bên cạnh những vấn đề phòng bệnh tổng hợp như trên, vấn đề sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm; vấn đề tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho đàn tôm nuôi thông qua kích thích hệ miễn dịch hoạt động cũng cần phải quan tâm đặc biệt.  

- Neto và Nunes, 2015, cho rằng việc bổ sung Betaglucan 1,3-1,6 vào thức ăn cho tôm ăn (liều dùng 1g/kg thức ăn) sẽ kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm hoạt động kháng lại bệnh nhiễm vi rút.
 - Liên quan đến men vi sinh sử dụng trong nuôi tôm. Balcazar, 2003; Li, Tan và Mai, 2009, chứng minh nếu bổ sung vi sinh thường suyên trong nuôi tôm sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch bẩm sinh của tôm chống lại cả vi rút và vi khuẩn, như vi sinh Bacillus megaterium được chứng minh là làm tăng khả năng kháng vi rút đốm trắng - WSSV và vibriosis ở tôm thẻ chân trắng; 
- Một nghiên cứu khác của Oktaviana, Widanarni và Yuhana, 2014, đã chứng minh rằng “Tôm được cho ăn một loại synbiotic có chứa vi khuẩn Vibrio alginolyticus và prebiotic (oligosacarit từ khoai lang) được chứng minh là có tỷ lệ sống cao hơn và tăng trưởng tốt hơn so với các nhóm đối chứng trong các thử nghiệm thách thức với IMNV”.


Kế thừa và nắm bắt những kết quả nghiên cứu trên, Cty TNHH TMXNK Mỹ Bình đã nhập 2 sản phẩm là: K-We (nhập từ Hàn Quốc) và Aqua Vital (nhập từ Mỹ); kết hợp tự nghiên cứu sản xuất 2 sản phẩm là: Bets Beta và Selen K+  trộn vào thức ăn cho tôm ăn để phòng bệnh IMNV cho tôm nuôi.

 

 Thành phần của sản phẩm:

+ K-We: gồm 3 nhóm kháng thể và Men tiêu hóa.
+ Aqua Vital: gồm Vitamin, Acid amin, Vi khoáng và chất điện giải.
+ Bets Beta: gồm Betaglucan, Manan oligosacchrich, Thảo dược.
+ Selen K+: gồm khoáng vi lượng đậm đặc và Vitamin.


Cơ chế hoạt động của nhóm sản phẩm trộn:

+ KWe và Bets Beta: giúp tăng nồng đồ kháng thể trong máu tôm; giúp kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm;
+ Aqua Vital: giúp tôm tăng cường sức khỏe và sức đề kháng tối đa, chống chọi bệnh.
+ Selen K+: bổ sung khoáng thông qua thức ăn giúp tôm hạn chế cong thân, đục cơ, hoại tử cơ, lột dính vỏ.


 Phác đồ sử dụng sản phẩm phòng bệnh IMNV có các yếu tố đồng tác động:

Hãy gọi đến HOTLINE: 0911 383 533 hoặc 0983 17 33 22 để được tư vấn về giải pháp và cách phòng trị bệnh hoại tử cơ trên tôm bởi các chuyên gia của chúng tôi. Mỹ Bình xin kính chúc quý bà con trúng mùa được giá!

Tác giả: Th.S Nguyễn Công Thành

....................................................................

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MỸ BÌNH

☎ HOTLINE: 0911 383 533 - 0983 17 33 22

? Trụ sở chính: 49/11B, Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

? Nhà máy sản xuất: 28T, Nguyễn Văn Quy, KV Phú Khánh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng