LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỮA BỆNH VỂNH MANG TRÊN TÔM?

Hiện tượng vểnh mang trên tôm sú được phát hiện tại Việt Nam vào những năm 2000 – 2001 và xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng vào những tháng cuối năm 2021. Đến nay, bệnh vẫn đang còn là mối lo ngại cho bà con nuôi tôm, nếu không có giải pháp và xử lý đúng cách, bệnh có thể gây thiệt hại nặng nề đến vụ nuôi. Sau đây mời bà con cùng tìm hiểu bệnh lý và giải pháp để phòng và chữa bệnh vểnh mang trên tôm.

bệnh vểnh mang trên tôm

Bệnh vểnh mang trên tôm

1. Dấu hiệu bệnh vểnh mang trên tôm.

-  Bà con có thể quan sát và phát hiện bệnh vểnh mang trên tôm qua các triệu chứng là mang tôm vểnh ra và cong lên không khép lại được, để lộ các tơ mang ra bên ngoài, làm tơ mang dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, tôm nổi lên tấp mé ao, thân tôm thường bị mềm, làm tôm bị suy yếu và chết.

- Tôm bị bệnh này thường bị thương lái ép giá, chỉ bằng khoảng 50% so với giá tôm thị trường và rất khó tiêu thụ.

biểu hiện bệnh vểnh mang trên tôm

2. Tác nhân gây nên bệnh vểnh mang được phát hiện gần đây tại khu vực Đầm Dơi – Cà Mau

Vừa qua, phòng xét nghiệm bệnh tôm của công ty Mỹ Bình tại khu vực Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, đã tiếp nhận mẫu bệnh tôm có hiện tượng bị vểnh mang, sau khi được giải phẩu và phân tích đã phát hiện nhóm ngoại ký sinh là các giống tiêm mao trùng thuộc nhóm trùng loa kèn, chúng là nhóm ngoại ký sinh, thường ký sinh trên mang và các phụ bộ của các loài tôm nước mặn và nước ngọt.

Bệnh vểnh mang trên tôm do tác nhân trùng loa kèn

3. Cách xử lý khi tôm bị bệnh vểnh mang do trùng loa kèn gây ra

Mang có vai trò rất quan trọng đối với tôm nuôi, thực hiện quá trình hô hấp, đồng thời giữ chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu, hấp thu các chất dinh dưỡng và bài tiết chất độc như NH3. Vì vậy, khi phát hiện tôm bị bệnh vểnh mang bà con phải có biện pháp xử lý kịp thời và nhanh chóng để tránh tình trạng tôm bị hao hụt gây tổn thất cho vụ nuôi. Sau đây là cách phòng và chữa bệnh vểnh mang trên tôm mà Mỹ Bình đã áp dụng hiệu quả ở nhiều ao nuôi:

Cách phòng và trị bệnh vểnh mang trên tôm

4. Cách phòng bệnh vểnh mang trên tôm

• Ao nuôi phải được cải tạo và sát trùng hợp lý trước và sau khi thả giống.
• Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn tránh dư thừa sẽ tạo nên môi trường giàu dinh dưỡng, hình thành các lab lab tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại ký sinh và khuẩn sợi phát triển.
• Siphon đáy hàng ngày, sử dụng xen kẻ men vi sinh O3PRO4000X  PLUS để làm sạch nước, phân hủy chất hữu cơ trong ao.

5. Hướng dẫn điều trị bệnh vểnh mang do trùng loa kèn gây ra

•    Bước 1: Tổng vệ sinh sát khuẩn, diệt ngoại ký sinh trong ao tôm bằng MB01 – diệt khuẩn, nấm nhớt, ngoại ký sinh trong ao tôm với liều lượng 500g/1000 m3, sử dụng vào lúc 9 – 10h sáng, sau 24h lập lại liều 2.
•    Bước 2: Bà con kết hợp tạt khoáng CALXI AO vào ban đêm (6-7h tối) theo liều lượng 1kg CALXI AO / 1000 m3, giúp tôm lột bỏ vỏ và nhanh cứng vỏ mới trở lại.
•    Bước 3: sau khi sử dụng liều 2, sau 24h bà con tiến hành cấy men vi sinh O3 với liều lượng 227g/ 2500 m3: 1 gói O3 227g + 5kg mật đường + 180L nước ao, ủ yếm khí trong 24h  và cấp xuống ao để cân bằng lại hệ vi sinh trong ao.

Để được tư vấn về giải pháp phòng và chữa bệnh vểnh mang trên tôm cũng như mọi thắc mắc trong quá trình nuôi, quý bà con hãy gọi đến hotline 0911 383 533 hoặc 0983 17 33 22 hoặc để lại thông tin vào phần bình luận bên dưới của bài viết, Mỹ Bình luôn sẵn sàng được phục vụ và đồng hành cùng quý bà con!

....................................................................

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MỸ BÌNH

☎ HOTLINE: 0911 383 533 - 0983 17 33 22

🏢 Trụ sở chính: 49/11B, Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.

🏭 Nhà máy sản xuất: 28T, Nguyễn Văn Quy, KV Phú Khánh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng