PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
- I/ Tác nhân gây bệnh đốm đen trên tôm nuôi
- II/ Mùa vụ và môi trường ảnh hưởng bệnh đốm đen
- III/ Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen
- IV/ Giải pháp 1: Xử lý tôm đang ở giai đoạn Ủ - Ở ao tôm còn nhỏ 120-60 con/kg
- V/ Giải pháp 2: Xử lý tôm đang ở giai đoạn Ủ bệnh - Ở ao tôm lớn >60 con/kg (Hay tôm nhỏ 120-60 con/kg nhưng đã bùng phát bệnh)
- VI/ Giải pháp 3: Xử lý tôm đang bùng phát đốm đen - Ở ao tôm lớn >60 con/kg
- VIII/ Giải pháp phối hợp xử lý bệnh thông qua trộn sản phẩm vào thức ăn
- Để được tư vấn về giải pháp phòng trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng, kính mời quý khách hàng và bà con nuôi tôm gọi đến hotline 0911 383 533 hoặc 0983 17 33 22 để gặp các chuyên gia của chúnng tôi.
Hiện nay bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng đang bùng phát tại nhiều địa phương, bệnh xảy ra ngày càng nghiêm trọng và khó phòng trị. Mời quý bà con nuôi tôm cùng Mỹ Bình tìm hiểu về bệnh đốm đen và giải pháp phòng trị trong bài viết dưới đây.
I/ Tác nhân gây bệnh đốm đen trên tôm nuôi
Rất khó để xác định chính xác tác nhân gây ra bệnh đốm đen nếu không phân tích mẫu bệnh phẩm. Bệnh có thể xảy ra bởi một tác nhân đơn thuần như: Vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, nguyên sinh động vật; hoặc có thể cộng hưởng bởi nhiều tác nhân trên cùng lúc.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khoáng chất đa, vi lượng, Magie, Canxi và đặc biệt là Kali trong môi trường mất cân đối cũng là nguyên nhân gây bệnh đốm đen bộc phát.
II/ Mùa vụ và môi trường ảnh hưởng bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, tần suất bệnh xảy ra nhiều ở mùa mưa, vùng có độ mặn thấp, độ kiềm thấp, thời điểm chuyển mùa; và bệnh cũng thường xuyên xuất hiện ở thời điểm nhiệt độ cao kéo dài, và sự dao động giữa ngày đêm lớn và kéo dài.
Bệnh đốm đen thường xuất hiện bộc phát mạnh ở những ao nuôi mật độ dày, ao có hàm lượng hữu cơ và khí độc NH3, NO2 và H2S cao.
III/ Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen
Thường người nuôi phát hiện bệnh đốm đen khi đã xuất hiện một số đốm đen li ti trên vỏ kitin, ít khi chú ý đến những dấu hiệu tiền nhiễm
Trong thực tế nuôi, tôm bệnh đốm đen thường có vài dấu hiệu khác lạ trước khi xuất hiện những đốm đen và bộc phát diện rộng
Hai giai đoạn nhận biết tôm có dấu hiệu bệnh đốm đen cần quan tâm:
(1) Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này chưa xuất hiện đốm đen. Nhưng tôm có dấu hiệu như:
+ Tôm ăn giảm và khả năng hấp thu dinh dưỡng kém; hoạt động và phản xạ chậm chạp
+ Vỏ mỏng và mềm kéo dài; có dấu hiệu khó lột, lột xác dính vỏ
+ Trong quần đàn tôm xuất hiện cùng nhiều dấu hiệu như: Màu tôm hơi nhợt nhạt, có con hơi vàng, có con vỏ sậm màu và nhám, có con đứt râu
+ Xuất hiện màu hơi vàng ở một số nơi trên gờ dọc sống lưng tôm
+ Nước ao có biểu hiện nhầy nhớt
+ Các yếu tố môi trường bất thường; đặc biệt mất cân đối Mager /Canxi /Kali = 3,3 /1 /1
(2) Giai đoạn bùng phát bệnh: Đốm đen li ti xuất hiện vài nơi; một số tôm biểu hiện đi kèm như:
+ Râu cụt, đuôi phồng bóng nước hay mòn
+ Màu sắc nhợt nhạt, vỏ sậm màu và nhám
+ Gan nhợt nhạt; ruột lỏng
+ Xuất hiện tôm bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc tấp mé
+ Bệnh nặng các đốm đen sẽ lan rộng khắp cơ thể tôm và ăn sâu vào vỏ. Khi tôm lột sẽ bị dính vỏ tại những vết đốm này.
IV/ Giải pháp 1: Xử lý tôm đang ở giai đoạn Ủ - Ở ao tôm còn nhỏ 120-60 con/kg
Lưu ý: Định kỳ 7-10 ngày lặp lại những công việc phòng bệnh như trên, đến khi nhận thấy an toàn nhất .
V/ Giải pháp 2: Xử lý tôm đang ở giai đoạn Ủ bệnh - Ở ao tôm lớn >60 con/kg (Hay tôm nhỏ 120-60 con/kg nhưng đã bùng phát bệnh)
Lưu ý: Sau khi xử lý hết bệnh, nên định kỳ 1 tuần lập lại những công việc phòng bệnh giai đoạn Ủ bệnh, để tránh bệnh tái phát lại
VI/ Giải pháp 3: Xử lý tôm đang bùng phát đốm đen - Ở ao tôm lớn >60 con/kg
VIII/ Giải pháp phối hợp xử lý bệnh thông qua trộn sản phẩm vào thức ăn
Nhằm tăng sức đề kháng và sức khỏe cho tôm, cũng như ổn định gan, ruột, phòng chống các bệnh khác cần phải phối trộn những sản phẩm vào thức ăn cho tôm ăn liên tục trong thời gian phòng và trị bệnh mới có hiệu quả cao nhất.
(1) Nếu có nguồn muối hột thuận lợi thì có thể rãi trực tiếp xuống ao để góp phần hạn chế bệnh đốm đen; liều lượng 40-50 kg/1.000 m3 liên tục 5-7 ngày (Phân tử Cl- và NO2- cạnh tranh thâm nhập vào máu; Cl- tăng sẽ cảng trở NO2- xâm nhập vào máu) (Hoặc có thể bổ sung nước ót cũng được).
(2) Nếu điều kiện màu nước duy trì ổn định nâu hay vàng nâu, thì có thể điều chỉnh tăng nhất thời hàm lượng Kali trong nước để tôm hấp thụ (Thông qua bổ sung KCl hoặc Potasium diformate – C2H3KO4). Bởi Kali có vai trò rất lớn trong việc trao đổi chất, giúp gan tụy tôm kích thích Enzyme hoạt động, dẫn truyền sung động thần kinh,... Từ đó giúp tôm tích cực hoạt động bắt mồi; tiêu hóa thức ăn tốt; hạn chế đóm đen nhỏ liti và đốm trắng đục trên thân tôm).
Phụ lục: BẢNG ĐỐI CHIẾU QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MẶN VÀ KHOÁNG CHẤT
Ghi chú:
+ Có thể quy đổi: Hàm lượng Mg = Độ mặn *(38 hoặc 40) ; Ca = Độ mặn * 12
+ Tỷ lệ Mg / Ca / K ≈ 3,3 / 1 / 1 (Ở tất cả độ mặn)
+ Độ mặn càng cao thì hàm lượng Mg, Ca và K càng cao
+ Trong tự nhiên, nước nặm thích hợp nhất cho tôm sinh trưởng phát triển ≈ 28 ÷ 31 ‰
+ Khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thủy sinh động vật như: giúp quá trình trao đổi chất thuận lợi hơn; duy trì hoạt động sinh lý và hoạt động sống của cơ thể; xây dựng cấu trúc cơ thể,…
+ Ca: Là thành phần thiết yếu tạo nên vỏ; cân bằng axit- Bazơ của cơ thể,… (Tôm dễ mềm vỏ, khó cứng vỏ, cong thân, đục cơ,…)
+ Mg: Tham gia quá trình kích thích co cơ, nhịp tim; sự dẫn truyền máu; điều hòa sự dẫn truyền thần kinh,…. (Tôm dễ co giật, nhịp đập tim nhanh,…)
+ K: Vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất; dẫn truyền xung động thần kinh cơ, giúp gan tụy tôm kích thích Enzyme hoạt động,... (Tôm sẽ biếng ăn; ít hoạt động; đóm đen nhỏ liti khắp vỏ tôm, kết hợp xuất hiện nhiều đóm trắng đục trên thịt thân tôm - đục cơ,...)
Lưu ý: Trong kiều kiện tôm nuôi "nhốt" sẽ khác điều kiện tôm tự nhiên nên cần duy trì hàm lượng Ca, Mg và K cao hơn điều kiện của bảng trên từ 10-15%. Đặc biệt thời điểm tôm lột xác tập trung nhiều.
Để được tư vấn về giải pháp phòng trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng, kính mời quý khách hàng và bà con nuôi tôm gọi đến hotline 0911 383 533 hoặc 0983 17 33 22 để gặp các chuyên gia của chúnng tôi.
....................................................................
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU MỸ BÌNH
☎ HOTLINE: 0911 383 533 - 0983 17 33 22
? Trụ sở chính: 49/11B, Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
? Nhà máy sản xuất: 28T, Nguyễn Văn Quy, KV Phú Khánh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ.