Nhận biết bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh hoại tử cơ là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra trên tôm, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho hộ nuôi nếu không chú trọng quản lý tốt con giống và môi trường nước ao nuôi.

Nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử cơ là do infectious myonecrosis virus – IMNV gây ra. Quá trình lây lan của IMNV có nguyên nhân do sự vận chuyển tôm thẻ chân trắng (TTCT)  bố mẹ qua các châu lục khác nhau.

 

Biểu hiện bệnh hoại tử cơ ở TTCT

 

nhận biết hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

IMNV thường xuất hiện khi tôm đạt từ 45 ngày tuổi trở lên, hiện tượng ban đầu phần cơ đuôi và cơ bụng trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Tôm bị sung huyết, virus IMNV khu trú trong các mô liên kết, cơ vân, hệ bạch huyết, thực bào, xuất hiện thể ẩn trong tế bào chất. 

Ở cấp độ nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các phần cơ này nhất là phần dưới đuôi (dễ nhầm lẫn với hội chứng Taura ở tôm).

Bệnh có thể gây chết đột ngột và kéo dài, tỷ lệ tôm thẻ rớt đáy có thể từ 40 - 70%. Nhiệt độ và độ mặn của nước ao thay đổi đột ngột là một trong những nhân tố tác động đến tiến trình bộc phát của bệnh. Trong một số trường hợp, cơ quan lympho bị trương to hơn kích thước bình thường.

 

Cách thức lây nhiễm bệnh

 

nhận biết hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Về phương thức lây nhiễm, IMNV lây nhiễm theo chiều dọc từ tôm bố mẹ sang ấu trùng.

Lây nhiễm theo chiều ngang từ việc tôm khỏe ăn thịt tôm bệnh, bệnh còn lây truyền qua nguồn nước.

 
Phương pháp phòng bệnh

Bệnh hoại tử cơ do virus gây ra nên chưa có thuốc trị, người nuôi chỉ có thể thực hiện các phương pháp phòng ngừa:

- Bà con khi mua giống nên sàng lọc bằng phương pháp PCR để chẩn đoán tôm nhiễm bệnh.

- Vệ sinh ao cẩn thận trước và sau vụ nuôi, xử lý và sát trùng nước trước khi cấp vào ao nuôi, lọc qua lưới lọc cẩn thận để loại bỏ các tạp chất, các vật chủ trung gian có thể lây truyền bệnh.

- Bổ sung tăng cường vitamin (nhất là vitamin C) và các khoáng chất, các chất kích thích hệ miễn dịch, giúp tôm có sức đề kháng tốt. 

- Trong quá trình nuôi, bà con nên thường xuyên lọc nước, siphon đáy để tạo môi trường nước trong sạch.

- Giữ màu nước ổn định có các chỉ số pH từ 7.5 - 7.9, độ kiềm cho tôm nhỏ từ 90 - 120 ppm và 120 - 180 ppm dành cho tôm lớn. Oxy từ 5 - 6 ppm duy trì trong suốt vụ nuôi, lượng khí độc được kiểm soát trong ngưỡng thích hợp giúp cho tôm phát triển tốt.     

- Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng men vi sinh phân hủy chất hữu cơ dư thừa, gây màu nước, tạo môi trường có lợi trong ao tôm.

- Siphon đáy ao và thay nước hàng ngày.

Trên đây là những hướng dẫn cách nhận biết và phòng ngừa bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng. Tin rằng áp dụng triệt để các biện pháp này sẽ giúp bà con ngăn chặn được căn bệnh trên, mang lại vụ nuôi thành công.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng