Những điều cần biết về tảo trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm thông thường có nhiều loại tảo sinh sống, nếu ao nuôi nghèo dinh dưỡng thì sự đa dạng loài rất cao, ngược lại ao giàu chất dinh dưỡng sự đa dạng loài rất thấp vì 1 một số loài tảo phát triển quá mạnh lấn át các loài tảo khác, gây mất cân bằng trong môi trường ao nuôi.

Có thể nói tảo là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của các loài thủy sinh, ngoài nhiệm vụ điều tiết môi trường nước, tảo còn cung cấp oxy cho tôm nuôi.

Đối với ao nuôi tôm thâm canh thông thường sẽ có một số loài tảo như: tảo lục, tảo lam, tảo khuê, tảo giáp, tảo mắt,...mỗi loài sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, trong đó tảo lục và tảo khuê được xem là có lợi cho tôm nuôi vì chúng không có chưa độc tố, ngược lại tảo lam và tảo giáp có chứa độc tố nên nếu chúng phát triển nhiều trong ao nuôi sẽ gây hiện tượng nở hoa làm ức chế hô hấp và độc tố có thể làm cho sức khỏe của tôm suy yếu dễ mắc bệnh.

1. Phân biệt một số loại tảo phổ biến trong ao nuôi

* Những loại tảo có lợi trong ao nuôi tôm

Tảo lục: Màu xanh đọt chuối non, xanh đều khắp ao, không có tính độc, kích cỡ tảo nhỏ, không gây mùi cho vật nuôi có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio đồng thời giúp tôm khỏe nhưng lại nhanh bị tàn và sụp tảo dễ xảy ra dịch bệnh.

Tảo lục trong ao nuôi

Hình 1: Hình thái một số loài tảo lục dưới kính hiển vi


Tảo khuê:  hay còn gọi là tảo silic hoặc tảo cát (có màu trà): Di chuyển chậm. Đây là nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời ổn định hơn nên trong quá trình nuôi tôm từ 15 – 20 ngày nên chuyển tảo qua màu trà để dễ quản lý.  Loại tảo này có hai dạng đơn bào thì rất tốt cho ao nuôi nhưng ở dạng đa bào, dạng chuỗi hoặc dạng xoắn khi xuất hiện với mật độ cao trong ao thì thường vướng vào mang tôm gây cản trở đến quá trình hô hấp của tôm. Vì vậy cần hạn chế sự phát triển của giống tảo đa bào này trong ao nuôi tôm.

* Những loại tảo có hại trong ao nuôi

Tảo lam: Màu xanh lam, kéo ván trên mặt nước, không di chuyển, loại tảo này tiết ra chất độc và một số gây ra hiện tượng nở hoa trong nước. Khi xuất hiện nhiều trong ao có thể quan sát bằng mắt thường nước có màu xanh đậm, nổi ván trên mặt nước, có sức sống mạnh và phát triển mạnh ở tháng nóng trong năm (tháng 5). Nếu ao có nhiều sẽ gây tình trạng bệnh phân trắng ở tôm.
 

tảo có hại trong ao nuôi

Hình 2: Hình thái một số loài tảo lam dưới kính hiển vi.


Tảo mắt: Sự xuất hiện của tảo mắt báo hiệu đáy ao bị nhiễm bẩn, thức ăn dư thừa nhiều, di chuyển nhanh, kích thước nhỏ. Còn non có màu xanh, kéo đường trong ao, già chuyển sang bầm, tàn màu đỏ.  Khi tảo mắt phát triển với mật độ cao chiếm ưu thế trong ao nước sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp có màu nâu đen. Gây loãng đường ruột, đứt khúc đường ruột ở tôm.

 

tảo mắt trong ao nuôi

Hình 3: Một số loài tảo mắt dưới kính hiển vi.


Tảo giáp: Nguyên dẫn đến tình trạng có tảo giáp là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển của loại tảo này. Khi phát triển mạnh làm cho nước trong ao có màu nâu đỏ, nếu ăn trúng loại tảo này sẽ làm cho tôm khó tiêu, bị bệnh phân đứt khút. Ngoài ra tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.

tảo giáp trong ao nuôi

Hình 4: Hình thái tảo giáp dưới kính hiển vi


Trên đây là một số loài tảo thường gặp trong ao nuôi và cách nhận biết , để tránh tình trạng tảo độc xuất hiện quá mức trong ao tôm trong quá trình nuôi tôm bà con nên sử dụng vi sinh NITRO 18 GOLDmen vi sinh xử lý nước ao O3 thường xuyên để giữ màu nước ổn định và khống chế tảo độc phát triển quá mức.  

2. Cách xử lý tảo trong ao nuôi tôm

Trước hết bà con nên xả bớt nước tầng mặt, quản lý lượng thức ăn để hạn chế thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh hơn. Sau đó bà con có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau: 

Cách 1: Ủ sục khí NITRO 18 GOLD hoặc men vi sinh xử lý nước ao O3  trong 12h sau đó cấp xuống ao lúc 12h khuya: 1 gói NITRO 18 GOLD hoặc men vi sinh xử lý nước ao O3 227g + 8 – 10kg mật (tùy theo pH nước ao). Nên lặp lại 2 – 3 ngày thì màu nước sẽ thay đổi. 

Cách 2: Sử dụng ENZYME BLUE 250g/1000m3 vào lúc 12h khuya lặp lại 2 – 3 ngày. 

Hi vọng với những thông tin về một số loài tảo trong ao nuôi vừa rồi sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức trong việc khống chế tảo một cách hiệu quả. Mọi thông tin cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0911 383 533 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên viên tư vấn kỹ thuật.

Bộ phận kỹ thuật Công Ty TNHH TM - XNK MỸ BÌNH


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng