Tôm bị mềm vỏ, ruột yếu vào mùa mưa và cách khắc phục

Tôm là loài thủy sản rất nhạy cảm với môi trường, khi có sự biến động về môi trường dù ít hay nhiều cũng dễ làm cho tôm giảm sức đề kháng và mắc bệnh. Vào mùa mưa, nhất là trong những mùa có những cơn mưa lớn kéo dài, đây cũng chính là thời điểm làm cho các yếu tố môi trường trong ao biến động mạnh. Do đó, để không lo tôm bị mềm vỏ và ruột yếu vào mùa mưa thì bà con cần quản lý được 4 yếu tố sau.

Tôm bị ruột yếu vào mùa mưa

Tôm bị ruột yếu vào mùa mưa

Vào mùa mưa số đo môi trường ao nuôi tôm biến động mạnh

Khi tình trạng mưa lớn kéo dài sẽ làm nước ao tôm phân tầng, cản trở oxy phân bổ trong ao, tôm sẽ dễ bị “sốc”, tôm lột xác sẽ mềm vỏ và thậm chí là rớt đáy. Do đó, khi trời mưa cần tăng cường chạy quạt, oxy cho tôm và xả bớt nước tầng mặt do nước mưa tích trữ.

pH nước sẽ giảm thấp do nước mưa làm tăng axit. Để hạn chế giảm pH và kiềm vào mùa mưa, bà con nên rải Alkalite dọc bờ ao trước khi mưa, liều lượng 10kg/1000 m2. Ngoài ra, nên ngâm Alkalite và xả nước Alkalite đã lắng trong xuống ao (giữ lại phần bả) lúc trời đang mưa.

Rải tăng kiềm Alkalite cho ao tôm trước khi trời mưa

Rải tăng kiềm Alkalite cho ao tôm trước khi trời mưa

Độ kiềm thích hợp cho tôm nuôi trong khoảng 100 - 180 mg/l. Tuy nhiên, vào mùa mưa độ kiềm ao tôm sẽ giảm lại và gây mềm vỏ tôm. Do vậy, bà con cần nên ngâm Alkalite và xả nước Alkalite đã lắng trong xuống ao (giữ lại phần bả) kết hợp tạt thêm bicarbonate để tăng kiềm nhanh hơn (nên sử dụng vào lúc trước khi mưa là tốt nhất).

Khí độc trong ao tôm sinh ra do thức ăn dư thừa, xác tảo và phân tôm bị phân hủy dưới đáy ao. Vào mùa mưa, tảo sẽ tăng cường lấy oxy trong nước, khi ao nuôi có khí độc cao sẽ dễ làm cho tôm yếu và nhiễm bệnh. Vì thế, vào mùa mưa bà con cần siphon và thay nước ao thường xuyên, đồng thời, sử dụng vi sinh PRO4000X để xử lý mạnh các chất dơ, nhớt đáy, làm giảm cợn và làm sạch nước ao tôm.

Nước ao tôm sau cơn mưa kéo dài

 Nước ao tôm sau cơn mưa kéo dài                 Chế phẩm sinh học PRO4000X

Khuẩn hại, nấm và ký sinh trùng phát triển mạnh trong ao tôm vào mùa mưa

Có thể nói khuẩn hại, nấm và ký sinh trùng là những yếu tố trực tiếp gây bệnh trên tôm vào mùa mưa. Những cơn mưa sẽ rửa trôi các chất dơ, chất phèn,.. trên bờ bao xuống ao, mang theo một lượng lớn khuẩn và nấm hại. Đồng thời, vào mùa mưa các nhóm vi khuẩn Vibrio và ngoại ký sinh có sẵn trong ao tôm cũng sẽ phát triển. Gây ra bệnh nấm và ruột yếu cho tôm.

         Tôm bị mềm vỏ do đốm đen      Tôm bị ruột yếu do khuẩn và ký sinh trùng

Ngừa tôm bị mềm vỏ nhờ bổ sung khoáng chất và vitamin C trong mùa mưa

Nếu như các số đo môi trường và hàm lượng oxi là 2 yếu tố quan trọng thì khoáng chất và vitamin C bổ sung cho tôm, cũng có thể coi là rất cần thiết. Đặc biệt vào mùa mưa, tình trạng tôm lột đồng loạt, mềm vỏ, sốc nhiệt và ruột yếu,.. diễn ra thường xuyên thì việc bổ sung khoáng cứng vỏ và C chống sốc cho tôm là vô cùng cần thiết.

Tôm cứng chắc vỏ sau những ngày mưa

Tôm cứng chắc vỏ sau những ngày mưa

Vào mùa mưa cho tôm ăn hợp lý là rất quan trọng

Cũng giống như các loài thủy sản khác, vào mùa mưa thì tôm cũng sẽ giảm ăn. Vì thế, bà con nên chủ động giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn. Điều này nhằm hạn chế thức ăn dư thừa làm đáy ao dơ, hôi nước và sinh ra khí độc. Bên cạnh đó, để giúp tôm tiêu hóa tốt và tránh tôm bị ruột yếu thì bà con cần nên bổ sung men tiêu hóa nhiều cho tôm.

Trộn men tiêu hóa AQUAPRO F vào thức ăn cho tôm

Trên đây là tôm bị mềm vỏ, ruột yếu vào mùa mưa và cách khắc phục, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 hoặc 093 17 33 22 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng