Phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm nuôi

Bệnh phân trắng (White Feces Syndrome - WFD) là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất trong nuôi tôm. WFD làm giảm năng suất tôm nuôi.

WFD trở nên rõ ràng khi hệ thống tiêu hóa của tôm bị trục trặc và phân chuyển từ màu nâu sang màu trắng nhạt. Phân trắng dường như nổi nhiều hơn phân bình thường và nổi trên mặt nước. Gan tụy tôm trở nên trắng và mềm. Khi quan sát thấy những sợi  phân trắng trong ao cũng là lúc tôm bắt đầu ăn ít hơn.

Dấu hiệu sớm của bệnh là sự xuất hiện của các sợi phân trắng  hoặc phân màu vàng nổi trên mặt nước (Hình 1) và đôi khi cũng có thể được tìm thấy trên khay cho ăn. 

Tôm bị bệnh có xu hướng sậm màu hơn và sau một thời gian cơ thể chúng sẽ mất đi sự săn chắc và trở nên mềm và cuối cùng sẽ chết. 
Bệnh phân trắng thường xảy ra từ 30 – 60 ngày sau khi thả và biểu hiện là tôm giảm ăn đồng thời giảm sự hấp thu thức ăn trong đường ruột. WFD đã gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi tôm, vì FCR cao, tăng trưởng chậm và kích cỡ tôm thay đổi khi thu hoạch.

Sợi phân trắng nổi trên mặt nước

Hình 1: Sợi phân trắng nổi trên mặt nước

 

Ruột tôm khỏe (trái) và ruột tôm nhiễm bệnh phân trắng (phải)

Hình 2: Ruột tôm khỏe (trái) và ruột tôm nhiễm bệnh phân trắng (phải)
 

Gan tụy tôm khỏe (trái) và gan tụy tôm bị bệnh phân trắng (phải)

Hình 3: Gan tụy tôm khỏe (trái) và gan tụy tôm bị bệnh phân trắng (phải)

Những nghiên cứu về tác nhân gây bệnh phân trắng trên tôm: 

Năm 2010 theo báo cáo của Chalor Limsuwan cho rằng nhóm vi khuẩn Vibrio spp và nguyên sinh động vật Gregarin có liên quan đến bệnh này. Các loài Vibrio sau đây đã được tìm thấy trong các phân tích được thực hiện tại  khoa thủy sản trường đại học Kasetsart, Thái Lan: Vibrio parahaemolytycus,  Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus. Gregagins được tìm thấy trong phân trắng của tôm nhiễm bệnh thuộc chi Nematopsis
 

Gregarin trong ruột của tôm bệnh phân trắng

Hình 4: Gregarin trong ruột của tôm bệnh phân trắng


Năm 2011 theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà tại Việt nam cho thấy tác nhân của bệnh phân trắng là EHP (Enterocytozoon hepatopenaei), một microsporidian
Năm 2012 theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Somboon, M.; Purivirojkul, W.; Limsuwan, C.; Chuchird, N. Kết quả cho thấy tổng số vi khuẩn và Vibrio spp. tìm thấy trong huyết tương và ruột của tôm bệnh cao hơn đáng kể so với tôm khỏe. Bảy loài Vibrio spp. đã xác định là : V. Vulnificus, V. fluvialis, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. mimicus, V. cholerae và Photobacterium damselae (V. damselae). Tỷ lệ ký sinh trùng Gregarine được tìm thấy trong tất cả các mẫu tôm (bị bệnh và khỏe mạnh) chiếm 2%. 

Năm 2014 theo nghiên cứu của  Dr Flegel và cộng sự:  Khi soi tươi mẫu tôm bệnh bằng kính hiển vi ánh sáng (LM) quan sát được một cấu trúc vermiform gần như trong suốt với chiều rộng và đường kính tỷ lệ với ống gan tụy mà chúng ký sinh. Vermiform không có cấu trúc tế bào. Những màng bên trong của Vermiform được chứng minh là hình thành từ quá trình biến đổi các vi nhung mao trong ống gan tụy. Khi mất đi vi nhung mao, các tế bào gan tụy ban đầu trải qua quá trình ly giải. Hiện tượng này được gọi tắt là ATM (Aggregated Transformed Microvilli). Nguyên nhân của ATM hiện chưa rõ, nhưng hình thành do mất vi nhung mao và ly giải tế bào tiếp theo chỉ ra rằng sự hình thành của chúng là một quá trình bệnh lý. Nếu đủ nghiêm trọng, chúng có thể kìm hãm sự phát triển của tôm và có thể khiến tôm mắc bệnh đến mầm bệnh cơ hội.

Ngoài ra những yếu tố sau cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh phân trắng trên tôm WFD:

•    Độ trong của nước thấp, khoảng 20 cm
•    Độ kiềm cao (gần 200 ppm) hoặc thấp (<80 ppm) nằm ngoài ngưỡng thích hợp. 
•    DO thấp <3.0 ppm
•    Tổng số Vibrio trong nước > 1 x 102 CFU/ml
•    Tải trọng hữu cơ cao (> 100 ppm)
•    Tổng đạm amon cao (TAN)

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM TỔNG HỢP:

-    Chọn con giống từ trại giống có uy tín.
-     Duy trì chất lượng nước ổn định bằng cách kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, khí độc NH3, NO2 để có biện pháp xử lý kịp thời. 
-    Siphon nếu có bùn tích lũy đáy ao. 
-    Kiểm soát lượng thức ăn để ngăn ngừa cho ăn quá mức. Sử dụng thức ăn đảm bảo cả về chất và lượng. 
-    Kiểm soát Vibrios bằng cách sử dụng men vi sinh có uy tín. 
-    Có thể bổ sung các sản phẩm có thành phần từ alcin (chiết xuất tỏi) và Glucan (Aspergilus oryzae) vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG: 

Trị bệnh phân trắng cho tôm: Cho ăn 3 ngày đầu, trộn PROLIN 5ml/kg thức ăn, cho ăn 60% lượng thức trong ngày, 40% lượng thức ăn còn lại trộn PROZYME 10g/kg thức ăn. Những ngày tiếp theo trộn PROLIN 30% thức ăn trong ngày, lượng thức ăn còn lại cho ăn PROZYME, BEST BETA hoặc PROLIV.

- PROLIN trộn chung được với các loại kháng sinh, men tiêu hoá. 

* Những lưu ý trước khi sử dụng:

Trong quá trình cho ăn PROLIN tôm sẽ thải phân trắng nhiều, bà con cứ an tâm vì đây chỉ là hoạt tính của thuốc, phân trắng sẽ giảm và hết vào những ngày sau.

- Trường hợp phòng bệnh: Khi trộn PROLIN tôm sẽ giảm ăn 1-2 ngày, sau đó tôm ăn mạnh trở lại và ăn tăng thức ăn liên tục, dấu hiệu nhận thấy sau khi cho ăn ruột tôm sẽ to hơn, mất mủ đuôi ở ruột. 

- Trường hợp trị bệnh: Tôm sẽ giảm ăn từ 2-3 ngày, phân trắng sẽ nổi nhiều hơn ở ngày thứ 2 và thứ 3. Đến ngày thứ 4 sẽ giảm lại và hết hẳn phân trắng ở ngày thứ 5-

Hy vọng với những thông tin từ bài viết này sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa và trị bệnh phân trắng tôm. Mọi thông tin cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0911 383 533 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên viên tư vấn kỹ thuật.


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng