Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP
Dịch bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Tốc độ lây nhiễm và khả năng truyền nhiễm của vi bào tử trùng EHP từ trung gian sang vật chủ ngày càng nguy hiểm. Vi bào tử trùng EHP tuy không phải là dạng bệnh có thể khiến tôm nuôi chết hàng loạt như đỏ thân - đốm trắng hay teo gan - trống ruột, nhưng nó lại khiến người nuôi phải thua lỗ nặng nề từ tính chất âm thầm ủ bệnh trong thời gian dài.
Dấu hiệu tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP
1. Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP:
Tôm sẽ nhảy size chậm, tăng trưởng không đều (10-40%) sau 25-45 ngày nuôi.
Trong giai đoạn này, nhìn chung tôm nuôi vẫn phát triển ổn định và lột xác bình thường, ngay cả khi không cần sử dụng các loại dinh dưỡng hoặc kích thích lột xác. Tuy nhiên, về tốc độ nhảy size cũng như tăng trưởng của tôm sẽ bị chậm lại, mức độ nghiêm trọng và khác thường sẽ diễn ra vào khoảng 45 - 60 ngày nuôi.
Quá trình ủ bệnh và nhân tế bào của vi bào tử trùng EHP trên tôm
Tôm ăn thức ăn không tăng và giảm dần ăn (50-70%).
Khi tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP, tôm sẽ có dấu hiệu giảm ăn, ăn không tăng được thức ăn,.. Giai đoạn này, tôm sẽ hao lát đát, xuất hiện phân nát và không chắc thịt.
Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP, biểu hiện rõ nhất khi tôm khoảng 3-4g/con.
Trong giai đoạn này, hầu như tôm ăn không mạnh, tôm bắt đầu có hiện tượng ốp thân và nhảy size chậm (thông thường sẽ rơi vào khoảng 300-120 con/kg). Tôm 60 ngày nuôi không về dưới 100 con.
Một trong những đặc trưng cơ bản khi tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP nghiêm
trọng, đó là tình trạng xuất hiện phân trắng và gan tụy mờ nhạt. Vi bào tử trùng EHP kí sinh nội bào bắt buộc bên trong tế bào chất của tế bào ống gan tụy, sử dụng dưỡng chất của tế bào chủ để nuôi cơ thể chúng và thực hiện quá trình nhân lên. Quá trình này, làm cạn kiệt dưỡng chất của tế bào dẫn đến hiện tượng vỡ và chết tế bào, gây tổn thương gan, suy giảm sức khỏe và làm tôm chậm lớn. Sau khi, vi bào tử trùng EHP thực hiện quá trình truyền DNA của chúng qua tế bào vật chủ thành công, lớp vỏ rỗng của vi bào tử trùng EHP sẽ được đào thải ra ngoài qua phân. Đồng thời, khi gan tụy của tôm nhiễm vi bào tử trùng EHP bị thoái hóa, các tế bào biểu mô ống gan tụy sẽ bị bong tróc và cũng được đào thải ra ngoài qua phân. Từ đó, gây ra phân trắng.
Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP, tôm bị ruột lỏng, phân nát
2. Cách phòng trị vi bào tử trùng EHP
Khi cải tạo ao
- Bước 1. Xả bỏ nước cũ và rửa ao, vá bạt,...
- Bước 2. Bón ALKALITE vào ao nuôi (nâng pH đất lên 11-12), liều dùng 600kg/1000m2. Do cấu tạo của vi bào tử trùng EHP có lớp vỏ rất khó tác động bằng hóa chất, nên chúng ta thực hiện phương pháp kích thích vi bào tử trùng EHP phóng sợi cực ra.
- Bước 3. Ngâm hố siphon của ao nuôi bằng Formol tỷ lệ (1L Formol + 50L nước), thực hiện phun đều khắp ao và vệ sinh dàn quạt, oxy,.. Mục đích làm hư hoại sợi cực của vi bào tử trùng EHP.
Khi chọn giống, con giống phải được kiểm tra PCR sạch vi bào tử trùng EHP.
Phòng nhiễm vi bào tử trùng EHP, trong quá trình nuôi ta phải ngăn chặn các vật chủ trung gian mang EHP vào ao như: chuột, cua, ba khía,...
Phác đồ cách phòng trị tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP
Trên đây là Dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!