Ứng dụng của Vitamin trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc bổ sung vitamin thường xuyên là rất cần thiết. Nếu tôm bị thiếu hụt vitamin sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch, chậm lớn, dễ stress và mắc một số bệnh như mềm vỏ, bệnh chết đen,..

Vitamin cho tôm được phân thành 2 loại, loại tan trong nước và tan trong dầu:

1. Nhóm vitamin tan trong nước

Nhóm này phát huy tác dụng trong môi trường nước và tồn dư sẽ được đào thải khỏi cơ thể vật nuôi. Nhóm này cần được cung cấp liên tục mỗi ngày thông qua chế độ ăn. Nhóm vitamin này bao gồm:

Vitamin nhóm B

  • Vitamin B1: Cần thiết cho hoạt động tăng trưởng, sinh sản, tiêu hóa, hệ thần kinh, quá trình chuyển hóa carbohydrate và quá trình oxy hóa glucose của tôm. 
  • Vitamin B2: là co-enzyme, B2 nâng cao khả năng quan sát, chuyển hóa năng lượng, hô hấp của các mô, chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein của tôm. Các dấu hiệu thiếu hụt B2 ở tôm là nhạt màu, dễ bị kích thích, có dấu hiệu khác thường trên vỏ. 
  • Vitamin B6: là co-enzyme , B6 tiết enzyme, protein và chuyển hóa carbohydrate. Tôm ăn thiếu vitamin B6 sẽ chậm sinh trưởng và tỷ lệ chết cao.
  • Vitamin B12: Cần cho quá trình phát triển của phôi. Đối với tôm, vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrate và chuyển hóa cholesterol. Biểu hiện thường thấy khi thiếu hụt B12 là giảm sinh trưởng.

Vitamin C 

Ở tôm, vitamin C được hấp thu chủ yếu từ thức ăn, C đóng vai trò trong trao đổi chất, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống stress, chống sốc từ môi trường. Thiếu vitamin C thường gây ra bệnh chết đen ở tôm.

2. Nhóm vitamin tan trong dầu

Nhóm này cần được hòa tan trong chất béo trước khi được hấp thu qua đường tiêu hóa vào cơ thể vật nuôi. Lượng vitamin dư thừa được lưu trữ trong gan. Nhóm này gồm: Vita A, D, E, và K.

Vitamin A: Vitamin A có hai dạng là vitamin A1 và A2. Vitamin A cần thiết cho mắt, bảo vệ màng nhầy và phát triển mô xương. Vitamin A vận chuyển enzyme, vận chuyển Ca qua màng tế bào và phát triển phôi. Vitamin A nên được bổ sung 5000 UI/kg thức ăn cho tôm. 

Vitamin D: Vitamin D có hai dạng là Vitamin D2 và D3. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và hấp thụ một số khoáng chất như Ca và P, chuyển hóa canxi và phospho, duy trì canxi trong máu. Dấu hiệu khi thiếu vitamin D ở tôm là tỉ lệ sinh trưởng và hàm lượng khoáng chất trong cơ thể giảm.

Vitamin E: Chức năng sinh học của vitamin E là ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo trong tế bào. Vitamin E có vai trò trong điều tiết các hormone sinh dục. Dấu hiệu khi thiếu vitamin E ở tôm là sức sinh sản và tỉ lệ ấu trùng nở giảm. 

Vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở động vật. Thiếu vitamin K dẫn tới không có khả năng tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình đông máu. Dạng vitamin K được sử dụng tốt cho tôm cá là vitamin K3. Ở một số loài tôm khi cho ăn thiếu vitamin K sẽ làm giảm hệ số sinh trưởng. 

* Cơ chế hấp thu vitamin của tôm

Tôm cần vitamin cho quá trình sinh trưởng và phát triển, tôm hấp thu vitamin tan trong dầu qua thức ăn và vitamin tan trong nước qua môi trường nước ao nuôi. Đặc biệt là với tôm thẻ chân trắng đòi hỏi nhu cầu vitamin khá lớn. Người nuôi nên chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin tùy theo vòng đời sinh trưởng của tôm để đạt năng suất tốt nhất.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng