Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis -AHPND) trên tôm

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease- AHPND) được phát hiện lần đầu ở Trung Quốc vào năm 2009 (báo cáo chính thức vào năm 2010).

Đến năm 2010 đã được ghi nhận tại Việt Nam, tiếp đó là sự xuất hiện của bệnh ở Malaysia (2011) và Thái Lan (2012), ở Mexico năm 2013  và Philippines năm 2014. AHPND lần đầu tiên được công nhận tại Việt Nam tại tỉnh Sóc Trăng vào cuối năm 2010 và liên tục xảy ra và lan sang các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và tỉnh Cà Mau ở Năm 2011. Nó đã làm giảm khoảng 50% tổng sản lượng tôm ở Việt Nam. 

bệnh gan tụy trên tôm phân bố trên thế gới

Hình 1: Phân bố của AHPND trên thế giới

Tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm:

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm (AHPND) đã được xác định là nhiễm các chủng Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND) có chứa một plasmid với kích thước xấp xỉ 70 kbp (kilo base pair). Mặc dù có báo cáo về sự phân lập các loài Vibrio khác, nhưng chỉ có VpAHPND được chứng minh là gây ra AHPND. Plasmid trong VpAHPND được xác định là pVA1. Plasmid pVA1 cũng mang một cụm gen liên quan đến chuyển giao liên hợp, điều này có nghĩa là plasmid này có khả năng chuyển sang vi khuẩn khác.

VpAHPND cũng có các đặc tính tương tự như các chủng V. parahaemolyticus tồn tại từ 9 - 18 ngày trong môi trường nước, nhiệt độ thích hợp khoảng 28 ± 2 °C.

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm:

Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các trang trại nuôi tôm ở Đông Nam Á, ảnh hưởng lên cả tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei) với cùng biểu hiện bệnh tích lên cơ quan gan tụy. AHPND  thường xuất hiện trong vòng 30 - 35 ngày sau khi thả giống. Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện lờ đờ, bơi tấp bờ, bỏ ăn, tỷ lệ chết lên đến 100%, chết toàn bộ ao nuôi. 
Kiểm tra lâm sàng cho thấy: gan tụy nhạt màu, dai và teo nhỏ lại. Dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng là giống nhau.

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm:
Hình 2: Tôm khỏe (bên phải) và tôm nhiễm AHPND (bên trái)

Phân tích mô học cho thấy: bệnh được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn cấp tính được thể hiện bằng sự thay đổi bất thường của các tế bào biểu mô ống lượn gan tuỵ, với sự bong tróc cấp tính các tế bào cấu thành ống lượn. Các tế bào B (tế bào tiết men tiêu hoá), tế bào R (tế bào dự trữ), và tế bào F (tế bào chuyển tiếp) có sự sụt giảm đáng kể về số lượng; tế bào E (tế bào phôi) có sự hư hại về chức năng, thể hiện qua mức độ phân bào bị suy giảm rõ rệt và nhân tế bào bị trương phồng (karyomegaly). Giai đoạn cuối của bệnh, bệnh tích được thể hiện với sự xuất hiện các ổ viêm tụ tế bào máu trong và giữa các ống lượn, có sự xuất hiện của các ổ vi khuẩn khu trú trong gan tuỵ.
 

Mô bệnh học gan tụy tôm khỏe (A) và mô bệnh học gan tụy tôm nhiễm AHPND (B)

Hình 3: Mô bệnh học gan tụy tôm khỏe (A) và mô bệnh học gan tụy tôm nhiễm AHPND (B)

Con đường lây truyền bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm:

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng VpAHPND  không thể truyền qua tôm nhiễm bệnh bị đông lạnh. Các nghiên cứu ban đầu ở đại học Arizona, Mỹ cho thấy bệnh không thể được lây nhiễm thực nghiệm bằng cách chích mô nghiền hay cho tôm sạch bệnh ăn mô tôm bệnh của các mẫu tôm bệnh được gởi sang từ Việt Nam trong điều kiện đông lạnh. Các thử nghiệm độc chất học của mẫu bùn đáy ao, mẫu thức ăn và cả các hoá chất diệt giáp xác trong ao nuôi tôm cũng không cho thấy bất kỳ yếu tố nêu trên là nguyên nhân gây hội chứng hoại tử gan tuỵ. Do các nghiên cứu thực nghiệm truyền nhiễm của EMS tại Đại học Arizona được thực hiện với các mẫu bệnh phẩm đông lạnh, khi đó có thể các mầm bệnh nếu có có thể đã bị bất hoạt bởi việc đông lạnh và rã đông.

Do đó, tháng 7 năm 2012, trường Đại học Arizona thực hiện một số nghiên cứu tại vùng dịch để tìm hiểu bản chất truyền nhiễm của bệnh với các mẫu bệnh phẩm tươi và còn sống. Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Trong nghiên cứu này, các mẫu tôm sống nhiễm AHPND được chẩn đoán tại ao nuôi bằng phương pháp cảm quan, sau đó mẫu tôm sống được vận chuyển sống về phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm lây nhiễm. Kết quả từ thí nghiệm này cho thấy rằng AHPND có khả năng lây nhiễm khi nuôi chung tôm khoẻ và tôm bệnh và khi tôm khoẻ ăn mô tươi của tôm bệnh.

Biện pháp quản lý ao nuôi nhằm phòng tránh bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm: 

1. Trước khi thả nuôi bà con nên xử lý diệt khuẩn nhằm tiêu diệt những mầm bệnh tiềm ẩn trong ao nuôi bằng cách như sau: Xử lý bằng thuốc tím (10kg/ 1000m3 nước) trong 24h sau đó diệt khuẩn bằng AVAKON (1kg/1000m3 nước) hoặc BRONOL (1L/1000m3 nước) trong 2 – 3 ngày. 
2. Trong quá trình thả nuôi để ổn định màu nước, khống chế khí độc và hạn chế sự nở hoa của tảo, quý bà con nên định kỳ ủ yếm khí vi sinh O3 trong 24h sau đó cấp xuống ao lúc 10 giờ tối mỗi  ngày: 1 gói O3 227g + 10kg mật đường + 180L nước ao (mỗi lần cấp 90L/1000m3).
3. Quý bà con có thể sử dụng các sản phẩm của công ty TNHH TM XNK MỸ BÌNH để phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi theo hướng dẫn sau đây: 
    - GIAI ĐOẠN 1: tôm mới thả đến 45 ngày ta sử dụng 2 công thức sau:
      + Công thức 1: Cho ăn liên tục trong 2 ngày với liệu lượng như sau: PROLIV: 50ml/1kg thức ăn - 4 cử/ngày. BEST BETA: 5g/kg thức ăn – 2 cử/ngày.
      + Công thức 2: Cho ăn liên tục 5 ngày với liều lượng như sau: LACTOZYME: 100ml/kg thức ăn– 3 cử /ngày. BEST BETA: 5g/kg thức ăn – 1 cử/ ngày. BUTYROL: 5ml/kg thức ăn – 1 cử/ngày. SOREX: 10g/kg thức ăn – 1 cử/ngày.
   - GIAI ĐOẠN 2: (tôm được 46 ngày đến khi thu hoạch) phòng bệnh như sau:
       + LACTOZYME: 100ml/kg thức ăn– 3 cử.BEST BETA: 5g/kg thức ăn – 1 cử/ ngày. ABUMIN: 5ml/kg thức ăn – 1 cử/ngày. SOREX: 10g/kg thức ăn – 1 cử/ngày.


Hy vọng với những thông tin từ bài viết này sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức trong việc quản lý ao nuôi  một cách hiệu quả. Mọi thông tin cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0911 383 533 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên viên tư vấn kỹ thuật.

Bộ phận kỹ thuật CÔNG TY TNHH TM XNK MỸ BÌNH


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng