Cách xử lý bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Nguyên nhân gây bệnh vi bào tử trùng trên tôm là do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. Chúng ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng, do đó dù không gây chết hàng loạt nhưng khiến tôm chậm lớn, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

1. Cách lây truyền của vi bào tử trùng:

tôm bị vi bào tử trùng

Tôm bị bệnh vi bào tử trùng

Lây nhiễm theo chiều dọc: các bào tử EHP lây bệnh cho tôm giống từ tôm bố mẹ nhiễm bệnh.

Lây nhiễm theo chiều ngang: tôm ăn các động vật trung gian truyền bệnh như nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giun nhiều tơ,..  ăn các con tôm yếu hơn hoặc chất thải của chúng.

EHP ký sinh trên bề mặt vỏ tôm thông qua môi trường ao nuôi nhiễm bệnh: khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ bám vào vỏ mới, xâm nhập vào cơ thể và phát tác độc khiến tôm yếu đi.

Vi bào tử trùng có khả năng đề kháng rất mạnh với hầu hết các thuốc sát trùng thông thường.

 

2. Triệu chứng nhiễm bệnh:

tôm bị vi bào tử trùng

Bệnh vi bào tử trùng làm tôm lệch size, cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục

Tôm đạt 20 ngày tuổi trở lên phát triển rất chậm. Khi tôm đạt trọng lượng khoảng 3-4g/con, tôm chậm lớn dần. Khi đến 90-100 ngày tuổi tôm có thể chỉ đạt 4-5g/con.

Nhiều bộ phận trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm bị lệch size ở mật độ dày.

Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng trong giai đoạn đầu thường có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột.

Tôm nhiễm vi bào tử trùng có sức đề kháng và khả năng chống chịu stress kém. Tôm cái nhiễm EHP thường bị nhiễm trùng buồng trứng và dẫn đến vô sinh.

3. Cách xử lý bệnh vi bào tử trùng trên tôm

EHP là bệnh do virus gây ra, do đó vẫn chưa có biện pháp trị điều trị hữu hiệu. Người nuôi chỉ có thể phòng bệnh bằng cách áp dụng quy trình an toàn sinh học cho ao nuôi nhằm phòng việc lây nhiễm EHP.

Tôm giống trước khi đưa vào nuôi cần được xét nghiệm sự hiện diện của EHP.

* Trước khi thả tôm

Nồng độ các chất hữu cơ tồn tại trong ao nuôi có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nồng độ vi bào tử trùng. Vì vậy cần hạn chế hàm lượng hữu cơ ngay từ nguồn nước đầu vào bằng cách lọc và khử trùng kỹ lưỡng.

Trước khi vào vụ nuôi, bà con nên bón vôi nóng với lượng đủ lớn để loại bỏ các loại vi bào tử trùng, nhất là với những ao đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước. 

Sau khi pH đã được kéo về ngưỡng 7.5 - 7.9, bà con tiến hành đánh vi sinh để phân hủy chất hữu cơ và gây màu nước có lợi cho tôm.

* Trong quá trình nuôi

Trong quá trình nuôi, bà con nên thường xuyên lọc nước, siphon đáy để tạo môi trường nước trong sạch.

Giữ màu nước ổn định có các chỉ số pH từ 7.5 - 7.9, độ kiềm cho tôm nhỏ từ 90 - 120 ppm và 120 - 180 ppm dành cho tôm lớn. Oxy từ 5 - 6 ppm duy trì trong suốt vụ nuôi, lượng khí độc được kiểm soát trong ngưỡng thích hợp giúp cho tôm phát triển tốt.     

Tránh việc sử dụng thức ăn tươi sống như giun nhiều tơ, giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, mực… để làm thức ăn cho tôm. EHP sau sẽ theo ra ngoài cùng với phân tôm và lây nhiễm sang cá thể khác. 

Nếu sử dụng thức ăn tươi sống, khuyến nghị bà con nên tiệt trùng hoặc chiếu xạ để xử lý kỹ trước khi cho tôm ăn.

* Sau khi kết thúc vụ nuôi

Nguyên tắc sau mỗi vụ nuôi ao phải được khử trùng và phơi đáy. Còn nếu là ao đã từng có tôm nhiễm bệnh thì càng phải tiến hành các bước này kỹ càng, sát trùng, diệt khuẩn và lặp lại các bước từ 2 - 3 lần mới tiến hành vụ mới.

Đối với những bệnh do virus gây ra trên tôm như vi bào tử trùng EHP, cách tốt nhất chỉ có thể là phòng bệnh. Còn nếu bệnh đã phát tác thì thiệt hại là điều không tránh khỏi. Có ao tôm bà con phải tiến hành thu hoạch lỗ hoặc bỏ cả vụ khi tiếp tục nuôi chỉ thêm thiệt hại. Chúc bà con phòng bệnh thành công!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng