Giải pháp phòng bệnh teo gan, trống ruột (EMS) trên tôm hiệu quả nhất

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính hay hội chứng chết sớm trên tôm - EMS, thường xảy ra vào những tháng đầu sau khi thả tôm. Mức độ nguy hiểm của hội chứng chết sớm trên tôm - EMS tăng lên vào những ngày mùa khô nóng, khi môi trường ao nuôi có độ pH cao, nhiệt độ cao và độ mặn cao. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Tôm bị teo gan, trống ruột

AHPND (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) - Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính hay hội chứng chết sớm trên tôm - EMS, là một bệnh mà tôm vừa có biểu hiện bị teo gan và vừa trống ruột, nên nó thường được gọi với cái tên “teo gan - trống ruột trên tôm”. Bệnh này, thường xảy ra vào những tháng đầu sau khi thả tôm. Mức độ nguy hiểm của hội chứng chết sớm trên tôm - EMS tăng lên vào những ngày mùa khô nóng, khi môi trường ao nuôi có độ pH cao, nhiệt độ cao và độ mặn cao. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao. Chính vì lẽ đó, một phương pháp phòng bệnh này ngay từ những ngày đầu sau khi thả, là điều phải được ưu tiên trên hết.

Tôm bị bệnh teo gan trống ruột

Gan tôm có dấu hiệu bệnh (bên trái) và tôm đã mắc bệnh teo gan, trống ruột (bên phải)

Nguyên nhân làm tôm bị bệnh teo gan, trống ruột

  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
  • Cộng hưởng thêm từ môi trường: pH cao, nhiệt độ cao, độ mặn cao, kim loại nặng,..
  • Lạm dụng kháng sinh, thuốc tây, thuốc thú y,..
  • Độc tố của tảo độc, nấm,..
  • Cho tôm ăn quá tải, gan tôm đào thải không kịp.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Biểu hiện của tôm bị bệnh teo gan, trống ruột

Bệnh teo gan trống ruột trên tôm mặc dù là một bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh này lại có dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng và khoảng thời gian từ lúc tôm nhiễm bệnh đến khi tôm biểu hiện bệnh rõ nhất, là khá dài. Vì thế, khi chúng ta biết rõ được những biểu hiện của bệnh, giai đoạn tôm thường bị bệnh, tác nhân gây bệnh và có được phương pháp phòng chống bệnh hợp lý thì bệnh này sẽ rất dễ dàng né tránh và khắc phục.

  • Tôm có dấu hiệu vàng gan, sưng gan và gan có dấu hiệu dai
  • Tôm bỏ ăn hoặc ăn không tăng thức ăn
  • Khuẩn trong gan tôm cao >800 cfu/ml
  • Gan tôm thiếu dưỡng chất, nhạt màu
  • Ruột tôm lỏng, đứt khúc

Gan tôm bị sưng (bên trái) và gan tôm bị mờ - ruột trống (bên phải)

Gan tôm bị sưng (bên trái) và gan tôm bị mờ - ruột trống (bên phải)

Các giai đoạn phát triển hội chứng tôm chết sớm - EMS (nặng dần từ a-e)

Các giai đoạn phát triển hội chứng tôm chết sớm - EMS (nặng dần từ a-e)

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus lây nhiễm qua tôm

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xâm nhập vào gan tôm qua đường miệng ( Prachumwat et al., 2019)

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xâm nhập vào gan tôm qua đường miệng ( Prachumwat et al., 2019)

Ban đầu vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus không tự sinh ra trong ao nuôi, mà chúng xâm nhập được vào ao nuôi bằng nhiều con đường khác nhau và bởi nhiều cách khác nhau:

  • Từ con giống
  • Hàm lượng chất hữu cơ, thức ăn thừa, phân tôm,.. tích tụ lâu ngày dưới đáy ao.

Bên cạnh đó, với điều kiện thuận lợi như: pH cao, nhiệt độ cao, độ mặn cao,.. cộng với việc cho tôm ăn “quá tải” dẫn đến gan tôm phải làm việc quá sức, giảm sức đề kháng,.. từ đó tạo thêm điều kiện cho nhóm vi khuẩn này phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Trong môi trường ao nuôi, khi vi khuẩn đã phát mạnh mẽ với mật số cao (thông thường khoảng >2000 cfu/ml), Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sẽ tấn công vào tôm nuôi bằng nhiều con đường khác nhau như: Gan tôm, ruột tôm, phụ bộ của tôm,..

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xâm nhập vào ruột tôm

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xâm nhập vào ruột tôm (Kumar et al., 2020)

Hậu quả tôm bị bệnh teo gan, trống ruột

Mức độ nhẹ: Tôm giảm ăn, ốp thân và tôm rớt đáy.

Mức độ nặng: Tôm bỏ ăn, tỷ lệ tôm rớt đáy tăng, buộc phải thu hoặc xả bỏ.

Một số trường hợp điều trị bệnh hội chứng chết sớm - EMS đã khỏi nhưng tôm lại bội nhiễm với bệnh phân trắng, dẫn đến thời gian nuôi kéo dài, không có lãi.

Giải pháp phòng bệnh teo gan, trống ruột

Con giống phải được kiểm tra PCR sạch về các bệnh: TSV, EHP, WSD, AHPND,..là cách phòng teo gan, trống ruột cần phải ưu tiên hàng đầu.

Việc cho tôm ăn vừa phải và đúng cách cũng là 1 điểm rất quan trọng để giúp gan khỏe và phòng bệnh teo gan, trống ruột cho đàn tôm.

Cách phòng bệnh teo gan, trống ruột trên tôm qua việc quản lý môi trường ao:

  • Ổn định pH
  • Giữ sạch đáy ao tôm
  • Giữ trong nước, sạch lợn cợn
  • Khống chế và cạnh tranh với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng cách sử dụng men vi sinh PRO4000X (nhập khẩu từ Hoa Kỳ) - Tổng hợp từ nhiều chủng vi sinh có lợi.

Quản lý mật độ khuẩn hại trong ao là yếu cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh teo gan, trống ruột trên tôm, bằng cách dùng Diệt khuẩn nấm - MB01 để diệt các nhóm khuẩn gây bệnh teo gan trống ruột và ngoại ký sinh đeo bám trên tôm.

Cho tôm ăn kháng thể K-WE (vacxin cho tôm) mỗi ngày, để các kháng thể đặc hiệu mang protein nhận biết được protein của Vibrio parahaemolyticus và vây bắt được các vi khuẩn này. Từ đó làm giảm và khống chế bệnh teo gan, trống ruột trên tôm tốt nhất.

Trên đây là giải pháp phòng bệnh teo gan, trống ruột (EMS) trên tôm hiệu quả nhất hiện nay, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng