Hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng

Hội chứng Taura trên tôm (TSV) do Picornavirus gây ra, bệnh có tính chất rất nguy hiểm và lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh cao, có thể gây chết tôm trên diện rộng nếu dịch bệnh không được ngăn ngừa và kiểm soát kịp thời. Bệnh Taura thường gặp ở tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn từ 14 - 45 ngày tuổi, trọng lượng tôm dao động từ 0,05g - 7g/con.

Virus ký sinh trên tế bào biểu mô tôm, giai đoạn đầu tập trung ở biểu mô đuôi. Tôm thẻ chân trắng là một trong những loài tôm hay gặp hội chứng này do quy mô nuôi công nghiệp với mật độ cao ngày càng gia tăng.

1. Dấu hiệu của hội chứng Taura là gì?

 

hội chứng taura ở tôm thẻ chân trắng

Hội chứng taura ở tôm thẻ chân trắng

Khi tôm mắc Taura, sẽ gặp 1 số dấu hiệu tương tự một số bệnh khác như bơi lờ đờ, tấp mé, ăn yếu, vỏ mềm. Tuy nhiên ở Taura sẽ chia làm 3 giai đoạn bệnh: cấp tính, chuyển tiếp và mạn tính.

* Ở giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp sẽ có 1 số dấu hiệu đặc trưng sau:

 

hội chứng taura ở tôm thẻ chân trắng

Hội chứng taura ở tôm thẻ chân trắng

- Thân tôm chuyển sang đỏ hoặc đen hồng, tôm ăn yếu, bơi lờ đờ, vỏ bị mềm. Gan tụy chuyển vàng, mang đuôi bị sưng, đuôi và chân bơi bị hoại tử.

- Các phần bị hoại tử và ăn mòn sẽ gây các đốm đen trên vỏ tôm, tôm thường chết trong quá trình lột xác.

* Giai đoạn tôm nhiễm virus TSV mạn tính: 

- Đôi khi không có biểu hiện bệnh bên ngoài, mô bệnh chỉ có trong tổ chức lympho của tế bào (một loại bạch cầu trong cơ thể).

- Nếu tôm sống qua giai đoạn này và vẫn lột vỏ được, chúng có thể hồi phục và sinh trưởng bình thường, dù vẫn cảm nhiễm với virus. 

- Bệnh TSV có thể lan truyền bệnh theo chiều ngang từ virus trong ao nuôi hoặc theo chiều đứng từ tôm bố mẹ nhiễm bệnh.

2. Phòng và trị bệnh TSV

Hiện nay các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra được tôm giống có khả năng kháng bệnh Taura. Bà con chú ý khi chọn tôm bố mẹ, tôm giống chất lượng tốt, sàng lọc cẩn thận các mầm bệnh, virus, có chứng nhận kiểm dịch. 

- Cải tạo và sát trùng ao nuôi cẩn thận trước khi thả tôm: sên vét và sát trùng đáy ao, phơi nắng đáy ao với vôi. Xử lý diệt khuẩn nguồn nước cấp vào ao, lọc qua lưới lọc cẩn thận.

- Loại bỏ các vật chủ trung gian truyền bệnh như các loài giáp xác, nhuyễn thể.

- Quản lý và theo dõi chặt chẽ môi trường ao nuôi, thường xuyên kiểm tra màu sắc, tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

- Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, các chế phẩm vi sinh hỗ trợ vào thức ăn tôm.

- Sau khi thu tôm, phải dùng các thuốc diệt khuẩn để khử trùng môi trường nước, hạn chế lây nhiễm ra môi trường bên ngoài và những vụ nuôi sau.

- Tôm phục hồi sau bệnh nếu có những vết sẹo trên vỏ kitin thì có khả năng mất hoàn toàn sau vài lần lột xác.

Hội chứng Taura do virus gây ra nên việc phòng bệnh là biện pháp tiên quyết. Khi tôm đã phát bệnh thì tất cả các bệnh pháp kiểm soát chỉ mang tính chất hạn chế thiệt hại. Bà con nên nắm kỹ các nguyên tắc phòng bệnh cơ bản trên để có vụ mùa thành công nhé!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng