Khí độc H2S - “sát thủ” hàng đầu trong ao tôm

Trong quá trình nuôi tôm, các chất thải được gom tụ ở đáy ao, bị vi khuẩn khử lưu huỳnh phân hủy trong điều kiện thiếu oxy tạo nên H2S. H2S là chất độc không màu, mùi trứng thối, ít tan trong nước. Nếu so về độ độc, H2S được gọi là “sát thủ” vì độc tính cao gấp nhiều lần so với các khí độc khác, chỉ cần 0,01 ppm là có thể làm chết tôm. càng nhiều bùn đen đáy ao thì càng nhiều H2S. 

Các triệu chứng tôm nhiễm độc H2S

Tôm ngộ độc H2S

Cơ chế phát độc của H2S là ức chế sự tách oxy ở hồng cầu, ngăn cản tôm lấy oxy. Làm tôm suy yếu, bơi lờ đờ chậm chạp. Nếu tôm tiếp xúc với số lượng lớn sẽ gây chết hàng loạt.

H2S làm mòn các mô ở dạ dày, gan, ruột, tụy của tôm. H2S cũng làm tôm giảm chức năng đề kháng, dễ nhiễm bệnh.

Bà con quan sát, nếu thấy trong ao xuất hiện những bọt bong bóng lâu tan nổi trên mặt nước. Chất thải chuyển sang màu đen kịt, xuất hiện tôm chết sậm màu với dấu hiệu miệng đen và mang có màu khác thường. Chính là dấu hiệu cho thấy ngưỡng độc của H2S đã rất cao.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu phổ biến như:

  • Tôm tấp mé bờ, bỏ ăn. 
  • Tôm nổi đầu và búng khỏi mặt nước.
  • Tôm mềm vỏ, lột xác không cứng, chậm lớn, chết sau khi lột xác.
  • Tôm tích tụ nhiều khí độc trong cơ thể bị giảm sức đề kháng và dẫn đến dễ nhiễm bệnh như phân trắng, hội chứng gan tụy cấp, …
  • Tôm dễ mẫn cảm với điều kiện bất lợi của môi trường như nhiệt độ, oxy.

Cách xử lý khi tôm nhiễm độc H2S

Luôn duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong nước trên 4 ppm. Tất cả các máy quạt nước nên được duy trì hoạt động thường xuyên. Thường xuyên vớt váng tảo tàn.

Giảm lượng thức ăn từ 30% - 40% trong tối thiểu 3 ngày cho đến khi tình hình trở lại bình thường.

Duy trì độ pH lý tưởng từ 7.8 - 8.3 trong suốt vụ tôm.

Vào các thời điểm trời âm u, mưa to, tôm lột xác, tảo tàn, cần duy trì quạt chạy liên tục để cân bằng lượng oxy. Giảm lượng thức ăn xuống 50%.

Giữa mỗi vụ nuôi phải làm sạch bùn đáy, siphon đáy ao định kỳ. Trước khi hút đáy siphon, bà con nên bón vôi để nâng pH trên 8. Điều này làm cho khí độc H2S ít nguy hiểm đến tôm.

Nên thay nước ao thường xuyên. Lưu ý, tránh thay nước khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, nên thay vào khoảng 16h trở đi để hạn chế tôm bị sốc. 

 

Ngoài các biện pháp trên, bà con nên sử dụng men vi sinh và các sản phẩm có chiết xuất cây Yucca để cấp cứu cho tôm bị nhiễm độc.

cấp cứu tôm bị nhiễm khí độc

Bộ đôi cấp cứu tôm bị nhiễm khí độc

* Quy trình:

Đầu tiên, bà con tiến hành cho sục khí vi sinh O3 trong 6 tiếng với liều lượng:

1 gói O3 (227g) + 5kg mật đường + 180L nước ao

Sau 6 tiếng sục khí vi sinh O3, bà con cho xả vi sinh đã ủ xuống ao. Đến 15 phút sau khi đã xả vi sinh, bà con cho tạt 1 chai Yucca 100 /1000m3 để cho hiệu quả hấp thu và khống chế khí độc tốt nhất. 

Việc kết hợp sử dụng men vi sinh O3 và Yucca 100 sẽ mang đến tác dụng xử lý khí độc triệt để và loại trừ các tác nhân gây bệnh khác.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng