Một số ký sinh trùng gây bệnh đường ruột trên tôm và cách phòng ngừa
Một số ký sinh trùng phổ biến gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi hiện nay phải kể đến 2 nhóm ký sinh là Vermiform và Gregarines. Trong đó biểu hiện bệnh phổ biến nhất là hội chứng phân trắng (WFS)
Ký sinh trùng gregarines
Gregarines là do nguyên sinh động vật ký sinh trong ống tiêu hóa của tôm và thường ở dạng trophozoite - tự dưỡng (giai đoạn trưởng thành của bào tử động) hoặc ở dạng kén. Vòng đời của ký sinh trùng này cần phải trải qua quá trình ký sinh trên ốc và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Gregarines ở dạng tư dưỡng bám trên niêm mạc ruột làm tắc nghẽn sự hấp thu dinh dưỡng của tôm. Gregarines chia làm 2 loại lớn và nhỏ. Loại lớn chia làm 2 nhóm: nhóm dạng hình trụ và nhóm dạng bầu. Tôm thường nhiễm gregarines ở giai đoạn 1,5 - 1,7 cm hoặc 9,8 - 10,2 cm và phổ biến nhất là trong khoảng 2,5 - 5,5 cm.
Ký sinh trùng vermiform
Ký sinh trùng gây bệnh cho tôm
Ký sinh trùng vermiform có hình dáng giống với giun và trùng gregarines. Hiện nay, vermiform ngày càng gia tăng ở các nước nuôi tôm thuộc khu vực châu Á.
Cơ thể vermiform gần như trong suốt. Vermiform không có cấu trúc tế bào, khi soi dưới kính hiển vi quang học, có thể thấy vermiform bao gồm một lớp màng dày và có nhiều nếp gấp phức tạp, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng mỏng.
Khi tôm nhiễm ký sinh trùng vermiform và gregarine với mật độ cao, chúng làm cho tôm chậm lớn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh cơ hội như nhóm vi khuẩn Vibrio gây nên hội chứng phân trắng (WFS).
Dấu hiệu thường thấy của hội chứng phân trắng
Phân trắng nổi trên mặt ao
Dấu hiệu của bệnh phân trắng hay WFS là chuỗi phân tôm có màu trắng hoặc hơi vàng trôi nổi trên mặt ao nuôi. Phân thường xuất hiện tập trung vào hướng cuối gió hoặc cũng có thể tìm thấy trên các sàn thức ăn.
Các ao tôm bị phân trắng nghiêm trọng cho thấy sự giảm tỷ lệ sống sót của tôm khoảng 20 - 30% so với ao thông thường. Tôm bị nhiễm có hệ số tiêu thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng kém và làm cho tăng trọng hằng ngày bị giảm thấp.
Tôm bị phân trắng
Cách phòng ngừa ký sinh trùng trong ao tôm
Ký sinh trùng có vật chủ trung gian là nhuyễn thể như ốc, hến, trai… do đó, cần loại bỏ những vật trung gian này ra khỏi ao nuôi để ngăn ngừa dịch bệnh.
Ngoài ra, nên xét nghiệm các chỉ tiêu nguyên sinh động vật trên tôm giống trước khi thả nuôi. Quản lý mật độ ao nuôi hợp lý sẽ giúp người nuôi phòng tránh được các bệnh đường ruột trên tôm từ ký sinh trùng.
Bà con cũng có thể sử dụng các chế phẩm thảo dược xổ ký sinh trùng an toàn cho tôm như PROLIN để xổ ký sinh định kỳ, với liều lượng: 3ml/kg thức ăn, trộn cử đầu tiên trong ngày, cho ăn liên tục 3 ngày, ngưng 3 ngày và lặp lại liều trên. Ưu điểm vượt trội khi sử dụng PROLIN phòng và trị phân trắng cho tôm chính là: tôm hết phân trắng vẫn tăng trưởng bình thường.
Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!