Cách xử lý khí độc triệt để để trong ao nuôi tôm phần 1

Vấn đề xử lý khí độc trong ao nuôi tôm là nỗi trăn trở của bà con nông dân trong mỗi vụ nuôi. Đôi khi bà con quản lý ao nuôi rất tốt, từ kiểm soát lượng thức ăn đến quản lý môi trường nước ao. Nhưng khí độc vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng, thất thoát tôm nuôi. Vậy nguyên nhân khí độc trong ao nuôi, dấu hiệu tôm bị nhiễm khí độccách xử lý khí độc triệt để là gì? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Các nguyên nhân gây ra khí độc trong ao nuôi

Khí độc trong ao nuôi chính là các chất khí NH3 và NO2 H2S (hydrogen sulfide). Trong đó, H2S là chất độc không màu, mùi trứng thối, ít tan trong nước. Nếu so về độ độc, H2S cao gấp nhiều lần so với NH3NO2, chỉ cần 0,01 ppm là có thể làm chết tôm.

1.1 Nguyên nhân gây khí độc NH3 và NO2

NH3 và NO2 trong ao tôm được sản sinh từ quá trình nitrat hóa, do 1 số nguyên nhân:

Các chất hữu cơ phân hủy

Thức ăn thừa: Trong quá trình cho tôm ăn, phần lớn thức ăn dư thừa và lắng đọng xuống đáy ao, thức ăn nhiều đạm tích tụ, hòa vào nước làm tiêu tốn oxy và xuất hiện nhiều khí độc trong ao nuôi.

Chất thải từ tôm: Thông thường tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn, còn lại sẽ chuyển hóa thành chất thải và bài tiết vào nước. Đây là nguyên nhân số một sản sinh ra khí độc trong ao. Tôm càng lớn, càng ăn nhiều và đào thải ra càng nhiều. Dẫn đến lượng khí độc ngày càng cao.

Xác tảo tàn, xác phiêu sinh vật, côn trùng, vỏ tôm phân hủy cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra khí độc.

Do thiết kế của ao nuôi tôm

Nhiều ao có thiết kế hình ống xương nhô cao hơn bề mặt bạt làm cản trở việc thoát thức ăn thừa ra rún ao. Ngoài ra, thiết kế và vị trí đặt dàn quạt trong ao chưa hợp lý, chưa phát huy tác dụng gom phân thừa nhanh nhất dẫn đến tích tụ chất thải dưới đáy ao, lâu ngày sinh khí độc.

Nguyên nhân từ nguồn nước

Nguồn nước cấp vào ao nuôi bị ô nhiễm, chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón dư thừa từ các ruộng hoa màu như U-rê, NPK cũng là một nguyên nhân sinh khí độc trong ao.

Nguyên nhân từ mưa

Mưa cũng làm cho khí độc có điều kiện tiếp xúc với tôm, chẳng hạn:

Trời nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời làm tảo không thể quang hợp, tảo không tạo ra oxy mà còn sử dụng oxy do quá trình hô hấp tự nhiên. Khi oxy hòa tan thấp, khí độc H2S sinh ra nhiều và phân tán đến khu vực cho ăn, khiến cho tôm khỏe trở nên yếu và nhiễm bệnh.

pH thấp: Nước mưa làm tăng axit trong nước, làm cho pH nước ao giảm thấp. pH thấp làm cho H2S, NO2 trở nên nguy hiểm hơn, khí H2S cực độc (100%) khi pH = 5 và không độc (0%) khi pH = 10.

Sự phân tầng nước ao: Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng giữa nước ngọt phía trên và nước mặn bên dưới. Điều này làm cản trở oxy hòa tan xuống tầng nước dưới, làm tôm stress và tăng độc tính của khí độc.

Sóng trên mặt nước: Nếu trời mưa kèm theo gió mạnh từ 15 km/giờ trở lên sẽ tạo ra các đợt sóng mạnh trên mặt nước, đồng thời tạo ra luồng nước dưới đáy ao. Điều này làm cho chất thải ở đáy ao bị khuấy động, khí độc thoát ra và bao phủ khắp khu vực đáy ao.

 1.2 Nguyên nhân gây ra khí độc H2S

độc tính của H2S

Độc tính của H2S

H2S có chung 1 số nguyên nhân gây ra NH3NO2 giống như trên, bên cạnh đó còn có tác nhân do liên quan đến một số dạng ao nuôi.

Những ao nước trong quá lâu làm lab-lab (các mảng cợn dưới nước gồm vi sinh vật và nguyên sinh động vật) phát triển. Sau đó tảo xuất hiện và làm chết lab-lab. Xác lab-lab bị phân hủy yếm khí (trong điều kiện không có không khí) chính là nguyên nhân sinh ra H2S.

Dạng ao nuôi trên cát lót bạt. Trong thời gian nuôi, bùn và nước từ ao rò rỉ vào đáy cát, gây ra quá trình phân hủy yếm khí tại đây, sinh ra H2S. H2S thẩm thấu ngược từ cát vào ao nuôi.

Ao nuôi trên nền đất phèn có pH đáy thấp, khi lượng chất hữu cơ trong nước tăng cũng góp phần tạo ra H2S.

2. Dấu hiệu tôm bị nhiễm khí độc

biểu hiện khi tôm nhiễm khí độc

Dấu hiệu tôm bị nhiễm độc thường gặp: Đen mang, ốp thân, đen miệng, màu sắc bất thường

Chúng tôi sẽ liệt kê dưới đây một số cách nhận biết cơ bản khi tôm bị nhiễm khí độc để bà con dễ quan sát. Trong môi trường nhiều khí độc, tôm sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé bờ, bỏ ăn. 
  • Khí độc gây ngạt cho tôm dẫn đến tôm nổi đầu
  • Tôm mềm vỏ, lột xác không cứng, chậm lớn
  • Tôm bị tổn thương mang, phù thủng cơ
  • Tôm tích tụ nhiều khí độc trong cơ thể bị giảm sức đề kháng và dẫn đến dễ nhiễm bệnh như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, …
  • Tôm dễ mẫn cảm với điều kiện bất lợi của môi trường như nhiệt độ, oxy…
  • H2S ức chế sự tách oxy ở hồng cầu, ngăn cản tôm lấy oxy
  • H2S làm mòn các mô ở dạ dày, gan, ruột, tụy của tôm.

Ngoài ra, đối với khí độc H2S, tôm thường có một số triệu chứng rất đặc trưng bà con nên lưu ý:

biểu hiện khi tôm nhiễm H2S

Biểu hiện của tôm khi nhiễm độc H2S

H2S gây chết cho tôm vượt xa các nguyên nhân khác. Ở mức H2S thấp, tôm yếu, dễ bệnh, hấp thu thức ăn kém. H2S ở mức cao tôm sẽ chết số lượng lớn ngay cả khi chỉ tiếp xúc thời gian ngắn.

Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách nhận biết sự tồn tại của khí độc trong ao tôm, khí độc được ví như một “sát thủ giấu mặt” - khi đạt đến ngưỡng sẽ làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân. Vậy, làm cách nào để phòng tránh cũng như điều trị nếu trong môi trường ao nuôi xuất hiện khí độc là nỗi trăn trở của người nuôi. Bà con hãy đón xem tiếp Cách xử lý khí độc triệt để trong ao nuôi tôm phần 2 để nắm được chi tiết quy trình từ chuyên gia của chúng tôi nhé.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng