Cách phòng và trị vi bào tử trùng EHP trong ao nuôi tôm

Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đang phát triển rất mạnh mẽ và dày đặc trên khắp cả nước. Do cấu tạo của EHP có ống cực (sợi cực) nên chúng dễ dàng lấy chất dinh dưỡng và sinh sản (nhân lên) trong tế bào vật chủ.

Mức độ lây nhiễm và bội nhiễm của vi bào tử trùng EHP với các bệnh khác ngày một nhiều hơn như: Virus đốm trắng (WSD), hội chứng Taura (TSV), virus hoại tử cơ (IMNV), cùng một số bệnh do vi khuẩn như: Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và hội chứng phân trắng (WFS),.. Đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm.

Vi bào tử trùng EHP bội nhiễm với AHPND xâm nhập vào gan tôm

Vi bào tử trùng EHP bội nhiễm với AHPND xâm nhập vào gan tôm

(Nguồn: Prachumwat et al., 2019)

Cấu tạo của vi bào tử trùng EHP

Ảnh cấu tạo của EHP và vi bào tử trùng EHP nảy mầm

Ảnh cấu tạo của EHP (bên trái) và vi bào tử trùng EHP nảy mầm (bên phải)

Dấu hiệu nhận biết tôm bị vi bào tử trùng EHP

Tôm sẽ nhảy size chậm, tăng trưởng không đều (10-40%) sau 25-30 ngày nuôi.

Tôm ăn không tăng thức ăn và lại giảm dần (40-70%)

Tôm bị EHP, biểu hiện rõ nhất vào giai đoạn 40-60 ngày (khoảng 3-4g/con).

Tôm bị nhiễm EHP nặng sẽ xuất hiện phân trắng và gan tụy tôm sẽ mất màu.

Độ mặn ao nuôi càng cao, EHP lây nhiễm càng mạnh và điều trị EHP cho tôm càng kéo dài.

Tôm nuôi nhiễm vi bào tử trùng EHP

Cách phòng EHP và điều trị tôm bị EHP

Cách phòng EHP qua khâu cải tạo ao nuôi

     Bước 1. Do cấu tạo của EHP có lớp vỏ rất khó tác động bằng hóa chất, nên chúng ta thực hiện phương pháp “kích thích nảy mầm” (kích thích EHP phóng sợi cực ra ngoài). Bằng cách bón ALKALITE vào ao, nâng pH đất lên 11-12 để tránh bị nhiễm vi bào tử trùng EHP trước khi thả, liều dùng 600kg/1000m2.

     Bước 2. Ngâm hố siphon của ao nuôi bằng Formol tỷ lệ (1L Formol + 50L nước), thực hiện phun đều khắp ao và vệ sinh dàn quạt, oxy,.. Mục đích làm hư hoại sợi cực của vi bào tử trùng EHP, đây là phương pháp trị EHP hiệu quả ngay từ khâu đầu vệ sinh ao.

Con giống phải được kiểm tra PCR sạch về các bệnh: TSV, EHP, WSD, IMNV,.. là cách phòng EHP cần phải ưu tiên hàng đầu.

Cấu tạo EHP có đế bám, nên chúng thường bám vào các vật chủ trung gian như: chuột, cua, ba khía,.. để vào ao. Vì thế, ta phải ngăn chặn các vật chủ này vào ao.

Cách phòng EHP qua việc quản lý môi trường nước ao và sạch bạt, sạch đáy ao: Sử dụng 6 viên men vi sinh PRO4000X/1000m3 nước. Treo trực tiếp xuống ao hoặc ủ sục khí để giảm tảo xanh trong ao.

EHP ROY - Giải pháp hoàn hảo cho tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP

Sản phẩm phòng và trị vi bào tử trùng EHP

Cơ chế tác động của EHP ROY là làm hư hoại sợi cực của vi bào tử trùng EHP, từ đó ngăn chặn hoạt động sinh sản và lấy chất dinh dưỡng của EHP trong cơ thể tôm. Tôm bị nhiễm EHP vẫn tiếp tục tăng trưởng về size lớn.

Sản phẩm EHP Roy làm hư hoại sợi cực của EHP

Sản phẩm EHP Roy làm hư hoại sợi cực của EHP

* Cách dùng

- Sử dụng 2g/1kg thức ăn, cho ăn với 100% lượng thức ăn trong ngày, liên tục suốt vụ nuôi.

- Lưu ý: Có thể trộn EHP ROY với các loại thuốc khác trong quá trình nuôi.

* Quy cách: Gói 500g, 40 gói/thùng

* Phân tích giá: gói 500g >> giá bán 389.000đ/gói

>> Giá trộn thêm mỗi ký thức ăn là: 1.556đ/kg thức ăn

Phác đồ cách phòng EHP và trị EHP hiệu quả nhất hiện nay

Phác đồ phòng và trị vi bào tử trùng EHP cho tôm

 

Trên đây là cách phòng trị khi tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng