Trị dứt điểm bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng trên tôm là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi, thường bắt đầu gặp từ thời điểm tôm được 20 ngày tuổi trở lên. Bệnh đường ruột trên tôm nếu chữa trị không đúng cách thì khó trị dứt điểm. Bệnh phân trắng thường gây giảm năng suất và gây thiệt hại cho bà con. Sau đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị phân trắng thích hợp.

1. Nguyên nhân gây nên bệnh phân trắng

tôm bị phân trắng

Bệnh phân trắng trên tôm

Có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh phân trắng, trong đó phải kể đến 3 yếu tố hàng đầu là vi khuẩn, ký sinh trùng; con giống và các yếu tố về môi trường.

* Nhóm nguyên nhân từ vi khuẩn, ký sinh trùng

Nhóm các vi khuẩn họ Vibrio.

Ký sinh trùng: Tôm bị ký sinh trùng đường ruột do VermiformGregarine gây tổn thương dạ dày, thành ruột tôm tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio gây hoại tử tạo nên đốm trắng hay vàng nhạt trên ruột tôm.

Vermiform bề ngoài giống với các loài gregarines và thường phát hiện trong gan tụy của tôm nuôi. Khi sự xuất hiện của Vermiform ở mật độ cao có thể dẫn đến sự hình thành các chuỗi phân trắng ở tôm, trôi nổi trên mặt nước. 

Tôm thường nhiễm bệnh do ăn phải các vật chủ trung gian như: nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ nhiễm gregarine hoặc bào tử của chúng.

* Nhóm nguyên nhân từ con giống

Mật độ nuôi cao (nhất là những ao nuôi lót bạt) và chất lượng con giống nhiễm ký sinh trùng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng.

* Nhóm nguyên nhân từ môi trường

Tảo độc và thức ăn bảo quản không tốt khiến độ ẩm cao và sản sinh ra các loại nấm mốc tiết độc tố. Độc tố sẽ phá vỡ lớp tế bào ngoài thành ruột của tôm gây nên các vết viêm nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio tấn công làm chết tôm.

Nồng độ khí độc tăng cao NO2, NH3, H2S.

Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm.

Độ kiềm nằm trong ngưỡng  < 80 ppm và > 200 ppm.

Nồng độ oxy < 3 ppm trong thời gian dài.

Nhiệt độ  > 32 độ C.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh phân trắng

tôm bị phân trắng

Dấu hiệu tôm bị phân trắng

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng là tôm chậm lớn. Rất khó phát hiện tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu. Dù vậy khi tôm nhiễm nặng thì ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi quan sát kỹ.

Tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn, màu sắc chuyển sang đậm hơn, mang tôm chuyển sang màu đen.

Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn.

Tôm mềm vỏ, tôm bị ốp, chậm lớn.

Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao, dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời tôm có thể bỏ ăn hoàn toàn chỉ trong vòng vài ngày và bắt đầu xuất hiện tôm chết trong ao.

3. Cách phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm

Cách phòng và trị phân trắng trên tôm

3.1 Cách phòng bệnh phân trắng

* Quản lý con giống

Kiểm tra chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi để tránh mang mầm bệnh vào ao. Nên kiểm tra chỉ tiêu nguyên sinh động vật trong ruột tôm giống trước khi thả.

Thả nuôi mật độ phù hợp với từng loại mô hình như ao đất 60 – 80 con/m2, ao bạt 200 – 300 con/m2.

* Quản lý tốt các yếu tố môi trường

Nên có ao lắng chứa nước để chủ động nguồn nước sạch, sau đó tiến hành cấp nước vào ao qua lưới lọc. Thường xuyên thay nước từ 30 – 50%, chú ý thay chậm không làm sốc tôm.

Ao nuôi cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thả giống. Đối với ao đất cần phải loại bỏ hoàn toàn toàn bộ chất cặn bã, bùn đen trước khi cày bừa. Phơi đáy và bón vôi toàn bộ đáy ao với liều lượng 1.000kg đến 1.500 kg/ha.

Ổn định pH nước trong khoảng thích hợp 7,5 - 8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5). Duy trì hệ thống quạt nước đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao luôn lớn hơn hoặc bằng 4 ppm.

Duy trì tảo ở mật độ thích hợp: không quá dày hoặc quá thưa, thường xuyên duy trì độ trong của nước từ 30 - 40cm.

Tăng cường chạy quạt liên tục, cung cấp oxy thường xuyên

Sử dụng men vi sinh O3 để xử lý nước và đáy ao

* Quản lý chuỗi thức ăn

Việc kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn là vấn đề hàng đầu trong nuôi tôm. Nếu thức ăn dư sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước, tảo bùng phát mạnh, vi khuẩn có hại phát triển. Thức ăn thừa cũng gây khí độc dẫn đến phát sinh các loại bệnh, trong đó có bệnh phân trắng. 

Bà con nên lưu ý, không sử dụng thức ăn tươi sống nhằm hạn chế sự xuất hiện và lây lan của ký sinh trùng.

Trong quá trình nuôi, cần bổ sung thêm các men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm. Các loại men vi sinh này có tác dụng đưa các loại vi khuẩn có lợi vào ruột tôm và ức chế các vi khuẩn có hại, đảm bảo tôm hấp thụ thức ăn tốt, giúp tôm tăng trưởng nhanh và khả năng kháng bệnh tốt hơn.

Bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc.

3.2 Phác đồ điều trị dứt điểm bệnh phân trắng:

Bà con tham khảo về thảo dược trị dứt điểm phân trắng tại đây nhé

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như phác đồ điều trị chi tiết cho bệnh phân trắng trên tôm từ chuyên gia của chúng tôi. Bà con nên chú ý quan sát những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để có hướng xử lý kịp thời. Chúc bà con một vụ nuôi thành công. 

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng