Ruột xoắn, ruột lỏng, mủ đuôi trên tôm và cách khắc phục
Khi bước vào những ngày mùa nắng nóng, chắc hẳn chúng ta cũng thường hay gặp tình trạng tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng và mủ đuôi. Bên cạnh đó, khi thời tiết nắng nóng kéo dài cũng làm cho pH trong ao và nhiệt độ trong ao tăng cao, từ đó tạo điều kiện giúp các nhóm vi khuẩn vibrio và trùng 2 tế bào như Vermiform, Gregarine,.. thuận lợi phát triển.
Tình trạng tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng và mủ đuôi có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn nuôi (thường tập trung nhiều nhất là vào khoảng 20 - 60 ngày tuổi).
Ảnh ký sinh Vermiform (bên trái) và ký sinh trùng Gregarine (bên phải) trên tôm
Nguyên nhân làm tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng, mủ đuôi
- Các nhóm vi khuẩn Vibrio (V. Harveyi, V. vulnificus,..) gây bệnh trên tôm
- Trùng 2 tế bào (Vermiform, Gregarine,..)
- Tôm bị nhiễm bệnh từ môi trường: Nấm, tảo độc (tảo lam, tảo giáp,..), đáy ao nuôi dơ, lợn cợn,..
- Thời tiết giao mùa (tháng 6 đến tháng 8), mưa kéo dài sau đó nắng gắt cũng là một trong những nguyên nhân làm tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng, mủ đuôi.
Ảnh xác tảo tàn (bên trái) và khuẩn nước cao trong ao tôm (bên phải)
Dấu hiệu nhận biết tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng, mủ đuôi
- Cảm quan bên ngoài ruột tôm có hình dạng xoắn lò xo.
- Tôm giảm ăn 30-50%
- Ruột tôm bị lỏng hay còn gọi là “chạy ruột”
- Phần cuối ruột tôm (trên hậu môn) xuất hiện mủ đuôi màu trắng (hạt gạo)
- Gan tôm vàng mờ nhạt, tôm bị nặng có thể biến chứng teo gan.
Tình trạng tôm bị ruột xoắn và đường ruột lỏng
Hậu quả tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng, mủ đuôi
- Đường ruột tôm bị hư hoại, lông mao đường ruột không phát triển.
- Ruột tôm lỏng, đứt khúc và mất ruột.
- Tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và hao lát đát liên tục trong thời gian dài.
- Quá trình bệnh kéo dài, không khắc phục sẽ dẫn đến tôm bị phân trắng.
Tôm bị mất ruột (bên trái) và lông mao đường ruột tôm kém phát triển (bên phải)
Mặc dù tình trạng tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng và mủ đuôi không gây chết tôm đồng loạt nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột tôm, làm tôm giảm tiêu hóa, giảm hấp thu, từ đó làm cho tốc độ phát triển của tôm. Thế nên, việc phòng trị bệnh ruột xoắn, ruột lỏng và mủ đuôi cho tôm là điều rất cần thiết.
Cách khắc phục tình trạng tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng, mủ đuôi
- Giai đoạn đầu sau khi thả, cần tăng cường bổ gan cho tôm
- Quản lý môi trường nước bằng PRO4000X (vi sinh nhập khẩu trực tiếp Hoa Kỳ) nhằm kiểm soát:
- Độ trong của nước ao (lợn cợn).
- Mật độ khuẩn và mật độ tảo trong ao tôm.
- Độ sạch của đáy ao nuôi tôm.
- Định kỳ cho tôm ăn PROLIN chiết xuất thảo dược 100% nhằm khống chế, các nhóm ký sinh trùng Vermiform hay Gregarine,..từ đó giúp phòng trị ruột xoắn, ruột lỏng và mủ đuôi ở tôm tốt hơn.
- Bên cạnh đó, phải tuân thủ việc vệ sinh khi ra vào ao nuôi, tránh lây nhiễm. Đồng thời cũng phải diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng bên ngoài môi trường nước định kỳ.
PHÁC ĐỒ PHÒNG TRỊ RUỘT XOẮN, RUỘT LỎNG, MỦ ĐUÔI
Bước 1: Vào 3 ngày đầu trộn
- 40% PROLIN từ 3-4ml/kg (tuỳ theo size tôm & sức khỏe đàn tôm)
- 60% thức ăn còn lại trộn CEFOTAXIM (99%) 1g/kg.
Bước 2: Thay nước 50% vào lúc chiều mát và diệt khuẩn, nấm bằng MB01. Thực hiện lúc 9-10 giờ sáng với liều lượng 1 gói MB01 cho 2000m3 nước ao.
Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng, mủ đuôi, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!