Tôm bị phân trắng - nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và giải pháp khắc phục bệnh hiệu quả nhất
Ở Việt Nam, bệnh phân trắng trên tôm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998, từ khu vực Quảng Bình - Ninh Thuận. Đến 2006, bệnh này mới có mặt tại ĐBSCL. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nuôi. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất thường vào giai đoạn 30-60 ngày tuổi.
Tôm bị phân trắng?
Mẫu gan và ruột của tôm bị phân trắng
Bệnh phân trắng trên tôm đến nay vẫn là một dạng bệnh chưa có nguyên nhân cụ thể rõ ràng. Khi tôm bị phân trắng, tôm thường nhiễm đơn, nhiễm kép hoặc đa nhiễm với nhiều tác nhân khác nhau như: Vi khuẩn, EHP, tảo độc, ký sinh trùng, ngoại ký sinh, nấm,..(Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2008). Tuy nhiên, việc xuất hiện bệnh phân trắng trên tôm không chỉ đơn thuần các tác nhân gây hại có thể thực hiện trong khoảng thời gian ngắn. Mà chúng đã “ấp ủ bệnh” trong một khoảng thời gian dài trước đó.
Nguyên nhân làm tôm bị phân trắng
Gegarine trong ruột tôm (ảnh trái) và Mật độ khuẩn cao khi cấy trên đĩa thạch (ảnh phải)
- Các nhóm vi khuẩn Vibrio (V. Harveyi, V. vulnificus,..)
- Trùng 2 tế bào (Vermiform, Gagarine,..)
- Môi trường: Nấm, tảo độc (tảo lam, tảo giáp,..), đáy ao dơ, lợn cợn,..
- Nguồn thức ăn và cách cho ăn cũng là nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm.
- Thời tiết giao mùa (tháng 6 đến tháng 8), mưa kéo dài sau đó nắng gắt,..
- Tôm nhiễm vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei)
Sàn cho tôm ăn bị nhiễm nấm (ảnh trái) và tảo tàn trong ao tôm 40 ngày (ảnh phải)
Dấu hiệu nhận biết tôm bị phân trắng
Ở Việt Nam, bệnh phân trắng trên tôm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998, từ khu vực Quảng Bình - Ninh Thuận. Đến 2006, bệnh này mới có mặt tại ĐBSCL. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nuôi. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất thường vào giai đoạn 30-60 ngày tuổi.
Ruột tôm nhiễm khuẩn nặng (ảnh trái) và ruột tôm xuất hiện mủ đuôi (ảnh phải)
- Trong ao xuất hiện các dãy phân trắng nổi trên mặt nước và ngoài hố siphon.
- Tôm giảm ăn (30-50%)
- Ruột tôm bị lỏng, “chạy ruột” và bị xoắn
- Phần cuối ruột tôm (trên hậu môn) xuất hiện mủ đuôi màu trắng (hạt gạo)
- Gan tôm vàng mờ nhạt, tôm bị nặng có thể biến chứng teo gan.
Ruột tôm lỏng và xoắn nặng (ảnh trái) và tôm bị mất đường ruột (ảnh phải)
Hậu quả khi tôm bị phân trắng
- Đường ruột tôm bị hư hại, lông mao đường ruột không phát triển (do chất độc của tảo).
- Ruột tôm lỏng và đứt khúc làm tôm không thể hấp thu chất dinh dưỡng.
- Tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và hao lát đát liên tục trong thời gian dài.
- Gan tôm suy yếu do đó không thể đào thải các độc tố ra ngoài.
Mặc dù, bệnh phân trắng trên tôm là bệnh không gây chết tôm đồng loạt nhưng nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ phát triển của tôm. Thế nên, việc phòng bệnh phân trắng là điều rất cần thiết.
Giải pháp khắc phục bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả nhất
Cách phòng bệnh phân trắng
- Con giống phải được kiểm tra PCR sạch các bệnh như: WFS, AHPND, WSD, TSV, IMNV, HPV,.. đây là bước phòng bệnh phân trắng cần thiết nhất từ khâu đầu vào.
- Xử lý nước cấp bằng Chlorine có nồng độ 25-30ppm trước khi cấp vào ao nuôi.
- Quản lý độ trong của nước (lợn cợn), mật độ khuẩn trong ao và độ sạch của đáy ao bằng chế phẩm sinh học: PRO4000X (nhập khẩu trực tiếp Hoa Kỳ). Khi môi trường nước tốt, đáy ao sạch và mật độ vi khuẩn thấp thì phòng bệnh phân trắng sẽ rất nhẹ nhàng.
- Cho ăn “vaccine” K-WE - kháng thể đặc hiệu (nhập khẩu trực tiếp Hàn Quốc) hàng ngày, nhằm phòng bệnh phân trắng do các nhóm vi khuẩn V. Harveyi và V. vulnificus.
Cách trị phân trắng cho tôm hiệu quả nhất
Hiện nay, có nhiều trường hợp trị tôm bị phân trắng khỏi bệnh từ nhiều cách khác nhau, ví dụ như: dùng kháng sinh, thuốc tây, thuốc thú ý,.. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp trị phân trắng không khỏi hoặc trị phân trắng đã khỏi nhưng tôm lại không lớn, ốp thân và bị mất ruột,.. Đúc kết từ các nguyên nhân cũng như dấu hiệu của tôm bị phân trắng thì một giải pháp “khống chế toàn diện” là rất cấp thiết nhằm điều trị phân trắng ngay lúc này.
PHÁC ĐỒ TRỊ PHÂN TRẮNG
Prolin thảo dược phòng và trị dứt điểm phân trắng cho tôm
Bước 1: Vào 3 ngày đầu trộn
60% thức ăn trộn PROLIN từ 5-10ml/kg (tuỳ theo size tôm & sức khỏe đàn tôm)
40% thức ăn còn lại trộn CEFOTAXIM (99%) 1g/kg.
Thay nước 50% và diệt khuẩn, nấm lúc 9-10 giờ sáng, sử dụng 2 liều cách nhau 24 giờ với liều 1 gói MB01 cho 1000m3 nước ao.
Bước 2: Ngày thứ 4 trở đi trộn 100% K-WE 10g/kg + BEST BETA 10g/kg thức ăn đến khi tôm hồi phục lại hoàn toàn.
Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và giải pháp phòng trị khi tôm bị bệnh phân trắng hiệu quả nhất hiện nay, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!