Cách phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND, hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm - EMS) là một bệnh rất nguy hiểm ở tôm, bệnh gây chết tôm hàng loạt chỉ sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hoặc quản lý môi trường ao nuôi kém. Tôm có thể bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn tôm nhỏ đến 60 ngày tuổi. 

1. Nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy - EMS trên tôm

Nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy - EMS trên tôm

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus làm rối loạn chức năng và phá hủy các mô gan tụy của tôm. 

Bệnh có thể xuất hiện trong giai đoạn tôm dưới 35 ngày tuổi do con giống kém chất lượng, bị nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ. 

Nếu tôm chết ở giai đoạn 35 - 60 ngày tuổi nguyên nhân phần lớn nằm ở việc quản lý ao nuôi kém, nước trong không lên màu, đất nhiễm phèn, độ PH thấp, thiếu cân bằng khoáng chất trong ao, độ oxy hòa tan thấp,… hoặc do sử dụng thuốc trừ sâu diệt giáp xác, điều này làm dư lượng độc tố cypermethrin và deltamethrin, màu nước trong ao không ổn định. 

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thường diễn ra vào mùa mưa, khi thời tiết biến động mạnh. Mưa nhiều làm tôm càng phát bệnh nhanh hơn. Nhất là ở các ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng có sự tích lũy phospho cao do thức ăn dư thừa.

2. Biểu hiện bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

Biểu hiện của bệnh hoại tử gan tụy - EMS trên tôm

Biểu hiện của bệnh hoại tử gan tụy - EMS trên tôm

Tôm bệnh bơi lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé bờ, tôm đã phát bệnh rớt đáy rất nhanh. 

Gan tụy tôm mềm nhũn, teo lại hoặc sưng to, màu nhạt. 

Có trường hợp gan chai sạn, màu sẫm, không còn các giọt dầu. 

Tôm bị mềm vỏ, ruột ít hoặc không có thức ăn.

3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Cách phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy - EMS trên tôm

Cách phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy - EMS trên tôm

Đối với tôm, phòng bệnh luôn tốt hơn trị bệnh, nhất là đối với các bệnh xảy ra biến chứng cấp tính như EMS. Khi mắc bệnh tôm thường bỏ ăn nên việc bổ sung thuốc vào thức ăn không mang lại hiệu quả cao. 

* Trước khi thả nuôi

Đối với tôm giống, nên sàng lọc cẩn thận các mầm bệnh..

Cải tạo và sát trùng ao nuôi cẩn thận trước khi thả tôm: sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao với vôi, sát trùng đáy ao. Xử lý diệt khuẩn nguồn nước cấp vào ao, lọc qua lưới lọc cẩn thận.

Loại bỏ hoàn toàn các chất gây độc cho gan tụy tôm như các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật có trong nước.

* Trong khi nuôi

Để phòng bệnh, giải pháp tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch thông qua cung cấp nguồn thức ăn có chất lượng tốt, nguồn nước và đất không ô nhiễm. Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và các chất hỗ trợ hệ miễn dịch.

Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung vitamin C, A, E, và Glucan.

Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng sản phẩm men vi sinh.

Siphon đáy ao và thay nước hàng ngày.

Hạn chế dùng các hóa chất, kháng sinh điều trị bệnh tôm. 

* Sau khi thu hoạch

Sau khi thu tôm, phải dùng các thuốc diệt khuẩn để khử trùng môi trường nước, hạn chế lây nhiễm ra môi trường bên ngoài và những vụ nuôi sau.

Trên đây là những cách nhận biết, nguyên nhân và hướng phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Để đề phòng những bệnh có biến chứng cấp tính như EMS, bà con nên cho tôm sử dụng thường xuyên những chế phẩm sinh học, trích xuất từ thảo dược dưỡng gan tôm, thay vì thấy bệnh rồi mới tìm cách điều trị. Chúc bà con áp dụng thành công.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng