BUTYROL “giải cứu” ruột nhỏ! khuẩn ruột và đặc trị phân trắng!

Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi tôm đã và đang diễn ra rộng rãi khắp cả nước, giá trị con tôm ngày một tăng lên, nhờ chính sách mở rộng thị trường của Nước ta với Thế giới (hàng hóa, mỹ phẩm,..)

Trong đó mặc hàng xuất khẩu tôm động lạnh vẫn giữ cho mình vị trí cao. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đến năm 2019, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 26% tổng giá trị nhập khẩu tôm của thị trường này. Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ là các nguồn cung chính tiếp theo, lần lượt chiếm 19%, 17% và 10%.

 

 

 

Hình1: Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam

Giá tôm nguyên liệu đông lạnh của Việt Nam cao nhất trong số các nguồn cung chính với hơn 11 USD/kg trong nửa đầu năm nay, xếp sau lần lượt là Indonesia đạt 11 USD/kg, Thái Lan đạt 9,5 USD/kg và Ấn Độ đạt 9 USD/kg. Với tiềm năng ngày càng lớn mạnh, việc đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm của bà con ngày càng nhiều hơn, quy mô hơn. Song, khi nuôi tôm nhiều thì đồng nghĩa với việc sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình canh tác, quản lý và chăm sóc ao tôm của mình.

 

 

 

Hình2: Tôm bị phân trắng

Điển hình như: Các yếu tố môi trường, thời tiết, hạn mặn và dịch bệnh,.. Nói đến vấn đề dịch bệnh thì không thể không kể đến dịch teo gan tụy cấp (EMS), đóm trắng (WSSV) hay hoại tử cơ (IMNV). Bên cạnh những bệnh mang tính chất ‘hiểm nghèo” như trên, thì len lõi nơi con tôm vẫn xuất hiện một bệnh mà ai cũng gọi nó là phân trắng. Phân trắng! Nếu để lý giải nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, ta có thể có rất nhiều. Tuy nhiên, lý đo chính nằm ở sự tác động của ký sinh trùng, khuẩn, của chỉ tiêu môi trường và sâu xa hơn nữa đó chính là nơi gan tôm.

 

 

 

 

Hình3: Ruột tôm nhiều sắc tố, tổn thương

Khi ruột tôm yếu, tổn thương,.. là điều kiện lý tưởng để kí sinh trùng xâm nhập. Ký sinh trùng sẽ càn quét ruột tôm, làm cho ruột tôm trở nên yếu hơn, tệ hơn và xấu hơn bao giờ hết. Khi ruột tôm đã bị tổn thương nặng, không còn đủ sức chống lại các điều kiện xấu của môi trường bên ngoài. Khi ấy, khuẩn sẽ tấn công và làm nên cái kết mất kiểm soát đó là “phân trắng”.

Chính vì lẽ đó, BUTYROL là sản phẩm mang tính acid hữu cơ, có khả năng ngăn chặn tình hình mất kiểm soát đó, bằng cách chặn “mối tình đầu của vi khuẩn” đó là ký sinh trùng xâm nhập, gây hại đường ruột tôm. Đồng thời tạo môi trường acid >3.5 trong ruột tôm, không cho khuẩn có hại xâm nhập vào. Acid hữu cơ là các hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm carboxyl. Chúng bao gồm acid carboxylic đơn chức, mạch thẳng, bão hòa (C1 - C18) và các chất dẫn xuất tương ứng của chúng, như các acid không bão hòa (cinnamic, sorbic), hydroxylic (citric, lactic), phenolic (benzoic, cinnamic, salicylic) và các acid carboxylic đa chức (azelaic, citric, succinic ) với cấu trúc phân tử chung là R-COOH, trong đó R đại diện cho nhóm chức năng có hóa trị 1. Các acid này thường được gọi là acid béo chuỗi ngắn, acid béo dễ bay hơi hoặc các acid cacboxylic yếu (theo tổng cục thủy sản, 2018)

 BUTYROL, là sản phẩm được tạo nên từ acid butyric (một dạng acid hữu cơ rất tốt) cùng các tá dược có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột tôm, thúc đẩy tăng sinh và biệt hóa tế bào biểu mô. Bài tiết enyzym và ổn định hệ vi khuẩn đường ruột của tôm, giúp tiêu hóa chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, tăng cường khả năng ngăn chặn vi khuẩn có hại và dịch bệnh tốt hơn. Nhờ đó, hiệu suất tăng trưởng được cải thiện.

Butyrol - nong to đường ruột cho tôm

Không những thế BUTYROL còn hoạt hóa pepsinogen, hỗ trợ tiêu hóa protein, tăng độ hòa tan và hỗ trợ hấp thu chất khoáng, đặc biệt có khả giúp ruột tôm cải thiện và tăng kích thước, nong to hiệu quả và an toàn.

1/ Trong trường hợp phòng bệnh, hạn chế tác động của kí sinh trùng, khuẩn xâm nhập nằm ở mức 5ml/1kg thức ăn (cho ăn liên tục 3-4 cử/ngày).

2/ Khi tôm đã nhiễm bệnh, có kí sinh trùng hoặc có khuẩn cao trong ruột, liều dùng sẽ được nâng lên trong khoảng 7-10ml (cho ăn cả ngày, kết hợp tổng vệ sinh sát khuẩn trong ao).

Trong đường ruột tôm tồn tại các nhóm vi khuẩn có ích và vi khuẩn bệnh, số lượng các nhóm này được duy trì ở trạng thái cân bằng (eubiosis). Do những nguyên nhân nào đó, số lượng vi khuẩn bệnh tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ (dysbiosis), con vật bị rối loạn tiêu hóa và mắc bệnh. Nhóm vi khuẩn có ích thường là những vi khuẩn lên men sinh acid lactic như Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus…. Nhóm vi khuẩn bệnh thường là E.coli, Samonella, Clostridium perfringens, Staphilococcus aurius…Vi khuẩn có ích sống trong môi trường pH thấp hơn vi khuẩn bệnh. Ví dụ: pH thích hợp cho nhóm vi khuẩn lên men sinh acid lactic là 2 – 3, còn pH cho vi khu ẩn bệnh như E.coli là ≥ 4; Samonella là ≥ 3,5; Cl. perfringens là ≥ 6 (sơ đồ 1). Như vậy bổ sung acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hóa xuống < 3,5 thì sẽ ức chế những vi khuẩn bệnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích hoạt động (Trích tạp chí KHKT Thức ăn Chăn nuôi số 6, 2008 (29) – Hiệp hội TACNVN).

 

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng