Cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Một trong những loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm là tảo xanh (hay còn gọi là tảo lam), chúng có khả năng quang hợp và có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo nhưng tảo lam lại có tốc độ phát triển chậm hơn các tảo khác. Khi nhiệt độ lớn hơn 25°C là điều kiện để tảo xanh phát triển mạnh mẽ nhất.

Tảo xanh có khả năng tự phục hồi quần thể cao, do đó dù tốc độ phát triển chậm nhưng tảo xanh lại rất khó bị tiêu diệt và phát triển một cách mạnh mẽ hơn các loài tảo khác. Sự xuất hiện và phát triển của chúng ngoài gây ra tình trạng thiếu oxy trong ao còn tiết ra các chất độc gây bệnh gan tụy, phân trắng, tiết mùi hôi, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Vậy sự hình thành của tảo xanh là do đâu và cách diệt tảo xanh an toàn trong ao nuôi tôm là như thế nào, bà con hãy cùng công ty Mỹ Bình tìm hiểu nhé!

Sự hình thành của tảo xanh trong ao nuôi tôm

xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

Tảo xanh trong ao tôm

Hai yếu tố quan trọng giúp tảo xanh phát triển là Nitro (N) và Phospho (P),  cả 2 yếu tố này đều xuất hiện trong ao nuôi thông qua quá trình phân hủy hữu cơ với tỷ lệ N:P = 7:1.

Trong thức ăn tôm có cả Nitro lẫn Phospho, vì lí do đó mà việc cho tôm ăn lượng thức ăn dư thừa làm tảo phát triển mạnh dẫn đến thiếu oxy. Tỉ lệ N:P là yếu tố quan trọng để tảo phát triển. Tùy vào tỷ lệ Nitro và Phospho mà chúng ta có thể xác định được sẽ hình thành loài tảo nào, khi tỉ lệ N:P cao đồng nghĩa Phospho trong ao thấp, khi đó tảo lục chiếm ưu thế, và ngược lại khi tỷ lệ N:P thấp tức có nghĩa là Phospho trong ao cao thì tảo xanh sẽ phát triển.

Đặc biệt ở những vùng ao nuôi thâm canh mật độ cao (nhất là với tôm thẻ chân trắng) thức ăn được cung cấp liên tục khiến sự gia tăng của Nitro và Phospho là rất nhanh. Hơn nữa, Phospho trong thức ăn không được tôm hấp thụ hết hoàn toàn do thiếu Enzyme Phytase trong hệ tiêu hóa, do đó lượng Phospho thải ra môi trường ngoài khá lớn. Vì vậy phần lớn những trường hợp này tảo xanh sẽ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao.

Tác hại của tảo xanh trong ao nuôi tôm

xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

Tảo xanh trong ao tôm

Từ lâu tảo xanh đã được biết đến là một loại tảo độc, không có lợi trong môi trường ao nuôi tôm. Ở nhiệt độ trên 25°C chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và khi môi trường nước đủ dinh dưỡng thì tảo phát triển cực đại, đặc biệt chất thải của động vật trong ao nuôi sẽ được tích tụ nhiều vào giữa và cuối chu kì nuôi, bên cạnh đó lượng thức ăn dư thừa tạo cơ hội cho tảo nở hoa như một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao gây thiếu oxy vào ban đêm, dẫn đến tôm bị ngộp.

Ngoài ra, tảo xanh còn tiết độc tố gây bệnh cho cá đặc biệt là cá mè hoa, mè trắng, các loài nhuyễn thể, giáp xác; còn trên tôm thì gây bệnh gan tụy, bệnh phân trắng, hay thậm chí chúng còn gây nguy hiểm cho con người. Chính vì lý do đó, bà con cần lưu ý tránh xa tảo xanh trong môi trường ao nuôi vì khi tiếp xúc có thể gây dị ứng da và mắt, ăn ít thì ảnh hưởng đến dạ dày, ruột, ăn nhiều thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và hệ thần kinh.

Cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

Biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm là sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh O3 để khống chế sự phát triển của tảo xanh. Biện pháp này an toàn tuyệt đối và không gây ảnh hưởng đến tôm.

xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

- Đối với ao lót bạt ta nên sử dụng mỗi ngày

- Đối với ao đất sử dụng định kỳ 5-7 ngày/lần

- Sử dụng trực tiếp xuống ao, không cần phải ủ với mật đường (tuy nhiên ủ vẫn xài tốt).

- Liều lượng sử dụng: Vi sinh O3 227g/1.000-2.000m3 nước ao.

- Trước khi thả tôm 1-3 ngày nên sử dụng vi sinh O3 để gây màu trà cho nước ao.

xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

Biện pháp quản lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

Cho tôm ăn một lượng thức ăn vừa phải, tránh trường hợp dư thừa thức ăn trong ao gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Cần kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường về ngưỡng ổn định như độ mặn, pH, kiềm,...

Thường xuyên thay nước, vớt tảo bỏ đi khi tảo bị tạt ở cuối gió.

Sự phát triển mạnh mẽ của tảo xanh sẽ gây nguy hiểm cho tôm, vì vậy bà con cần phải nắm vững và tuân thủ các biện pháp trong quá trình nuôi tôm, từ những kỹ thuật về quy trình cải tạo ao, cho tới quản lý thức ăn và quản lý môi trường nước ao nuôi, không để dư thừa thức ăn,... Kết hợp định kỳ sử dụng men vi sinh O3 để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tảo trong suốt quá trình nuôi.

xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm

Kết quả sau khi sử dụng men vi sinh xử lý tảo

Trên đây là những thông tin về sự hình thành, tác hại, cách phòng chống và cách xử lý tảo xanh an toàn và hiệu quả, công ty Mỹ Bình hy vọng đã phần nào giúp bà con có cho mình những kiến thức bổ ích về cách xử lý tảo xanh trong ao nuôi tôm.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng