Nguyên nhân tôm chậm lớn và cách phòng trị

Điều trị tôm thẻ chân trắng bị chậm lớn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà con nông dân, chúng thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của quá trình nuôi tôm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi, gây thiệt hại lớn đến kinh tế người nuôi, do vậy bà con cần theo dõi tình trạng ăn thức ăn và trọng lượng tôm hàng ngày để sớm phát hiện nguyên nhân tôm chậm lớn. 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tôm bị chậm lớn như do con giống kém chất lượng, ký sinh trùng, mật độ thả nuôi dày, thức ăn không đảm bảo, tôm bị bệnh phân trắng... Mỹ Bình kính mời quý bà con cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, cách phòng bệnh cũng như là cách điều trị bệnh tôm còi kịp thời, tránh ảnh hưởng đến vụ nuôi của bà con.

tôm bị bệnh chậm lớn

1. Nguyên nhân do con giống kém chất lượng

Tôm bố mẹ sinh sản nhiều làm giảm chất lượng con giống, con giống bị nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ hoặc do quá trình chăm sóc không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến tôm giống bị kém chất lượng. Do đó, khi chọn tôm giống bà con cần phải sàng lọc kỹ lưỡng, chọn những con giống khỏe từ những công ty uy tín và cần kết hợp kiểm tra bằng máy PCR.

lựa chọn tôm giống khỏe mạnh sạch bệnh

Tôm giống khỏe mạnh

2. Nguyên nhân tôm chậm lớn do bị nhiễm vi bào tử trùng EHP

Khi tôm có các dấu hiệu như bơi lờ đờ, bắt mồi kém, dẫn đến tôm còi cọc, chậm lớn hay thậm chí là rớt rải rác trong một thời gian ngắn, bà con cần tách những con tôm còi ra khỏi ao khi gặp trường hợp này và xét nghiệm EHP. Ngoài ra, bà con cần lưu ý những điều sau nhằm tránh EHP xuất hiện trong ao tôm:

- Chọn mua tôm giống chất lượng từ các cơ quan, đơn vị uy tín, con giống không bị nhiễm EHP, cần tiến hành kiểm tra bằng máy PCR để có kết quả chính xác hơn.

- Bà con tiến hành sên, vét đáy ao, chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng, đồng thời diệt khuẩn, tạp, xử lý nước qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi, đảm bảo nguồn nước sạch, không có EHP, màu nước và các chỉ tiêu môi trường ổn định trước khi thả giống.

- Kiểm tra thường xuyên, duy trì môi trường ao nuôi ổn định, cân bằng các yếu tố như kiềm, oxy hòa tan,... giúp tôm không bị sốc và khỏe mạnh trong suốt vụ nuôi.

- Để xử lý triệt để nguồn nước ao nuôi, bà con nên dùng men vi sinh O3 để gây màu nước và xử lý đáy ao nhằm phân hủy các chất mùn bã hữu cơ tích tụ lâu ngày, bên cạnh đó còn hỗ trợ làm sạch nước, gây màu, giữ màu nước đẹp, tránh vi khuẩn có hại phát triển: 

+ Đối với ao lót bạt ta nên sử dụng men vi sinh mỗi ngày, gói 227g/1.000 - 2.000m3 nước.

+ Đối với ao đất sử dụng định kỳ 5-7 ngày/lần, gói 227g/3.000 - 5.000m3.

+ Sử dụng trực tiếp hoặc ủ với mật rỉ đường đều cho kết quả rất tốt.

men vi sinh o3 làm sạch nước ao nuôi tôm

Bổ sung men tiêu hóa PROZYME và vitamin C vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, đường ruột ổn định, giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt nhất. 

Prozyme men tiêu hóa cho tôm

3. Mật độ thả nuôi dày

Khi thả nuôi với mật độ dày sẽ dẫn đến trường hợp chất dinh dưỡng cung cấp trong ao nuôi không đủ để tôm lột xác và phát triển, đồng thời đó cũng là nguyên nhân gây bệnh chậm lớn ở tôm. Vì thế, bà con nên nuôi thâm canh với mức độ thích hợp là dưới 100 con/m2 đối với ao đất và khoảng 200 con/m3 đối với ao bạt. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết và men tiêu hóa giúp tôm ăn khỏe, chắc thịt, nhanh lớn.

mật độ thả tôm thẻ chân trắng

Thả nuôi tôm ở mật độ hợp lý

4. Thức ăn không đảm bảo chất lượng

Một trong những nguyên nhân làm cho tôm giảm ăn, hấp thu kém, chậm lớn là do lựa chọn thức ăn kém chất lượng, bảo quản không đúng nơi quy định, bà con cần chọn thức ăn có chất lượng tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng ở những công ty uy tín có mặt trên thị trường.

* Những lưu ý khi lựa chọn thức ăn cho tôm

- Nên lựa chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng.

- Kiểm tra trên bao bì sản phẩm phải có đầy đủ các thông số về thành phần, cách sử dụng cũng như cách bảo quản.

5. Tôm chậm lớn do nhiễm bệnh phân trắng

Một trong những nguyên nhân làm tôm chậm lớn là do tôm nhiễm bệnh phân trắng, vì lúc này đường ruột tôm bị suy yếu, không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và rớt dần trong ao. Để phòng ngừa bệnh phân trắng, bà con cần sử dụng định kỳ bộ đôi thảo dược PROLINPROLIV, trong đó PROLIN có công dụng là phòng ngừa và điều trị tôm bị bệnh phân trắng, PROLIV có công dụng dưỡng gan, giải độc gan, giúp gan tôm nâu đen, khỏe, sử dụng với liều lượng như sau:

+ Tôm dưới 30 ngày tuổi: Trộn 2ml PROLIN/1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày. Các cử còn lại trộn men tiêu hóa, khoáng hoặc thảo dược về gan PROLIV.

+ Tôm trên 30 ngày tuổi: Trộn 3ml PROLIN/1kg thức ăn, cho ăn 1 cử trong ngày. Các cử còn lại trộn men tiêu hóa, khoáng hoặc thảo dược về gan PROLIV.

thảo dược trị phân trắng Prolinthảo dược trị bệnh gan cho tôm

6. Biện pháp để khắc phục tôm chậm lớn

Bà con sử dụng định kỳ sản phẩm ABUMIN giúp tôm tăng trọng nhanh, giảm FCR, tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ hao hụt, ngoài ra còn tăng cường dinh dưỡng cho tôm, giúp tôm chắc thịt, nhanh lớn, khắc phục luôn cả hiện tượng phân đàn, không đồng đều trên tôm. Bà con sử dụng định kỳ với liều lượng 3-5ml/kg thức ăn (cho ăn 1-2 cử/ngày), liều hỗ trợ tăng trọng là 10ml/kg thức ăn (cho ăn 2 cử/ngày).

tăng trọng cho tôm

Lưu ý: nên kết hợp với khoáng ăn cao cấp SELEN K+ trộn 10 ml/kg thức ăn, cho ăn 30% lượng thức ăn trong ngày, liên tục trong suốt vụ nuôi sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Mọi thắc mắc về sản phẩm hay kỹ thuật trong bài, vui lòng liên hệ Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của Mỹ Bình trực tiếp giải đáp.

Chúc bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng