3 yếu tố quyết định quá trình lột xác của tôm
Tôm là một loại động vật giáp xác, cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài được gọi là kitin. Trong quá trình phát triển, tôm cần thay vỏ để tăng trọng lượng và kích thước cơ thể. Khi tôm tích lũy đủ dinh dưỡng như: đạm, khoáng chất, vitamin,... Tôm sẽ lột xác để tăng trọng.
Tôm “bơm đầy nước” vào cơ thể, sau đó rút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể.
Đối với những con tôm khỏe thì thời gian lột xác chỉ từ 5 - 7 phút. Ở tôm lớn vỏ mới sẽ cứng lại sau 1 - 2 ngày và tôm nhỏ là 1 - 2 giờ. Chu kỳ lột xác của tôm được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt giai đoạn sinh trưởng. Đó còn gọi là sự “chọn lọc tự nhiên”. Những con tôm không thể vượt qua giai đoạn quan trọng này sẽ bị loại bỏ. Tôm thường lột xác vào ban đêm khoảng từ 22 giờ trở đi.
Các yếu tố quyết định đến quá trình lột xác của tôm
1. Yếu tố dinh dưỡng
Tôm lột xác
Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Nếu tôm bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ chất làm đầy vỏ nên vỏ sẽ không thể đứt ra để lột xác. Để tôm lột xác thành công, thức ăn phải cung cấp đầy đủ hàm lượng đạm trong khoảng 30 - 45%. Ngoài ra, bà con nên cung cấp thêm các khoáng chất cần thiết giúp tôm thay vỏ tốt hơn, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh mật độ cao. Nên bổ sung thêm canxi, vitamin, men tiêu hóa,… để tôm tái tạo lớp vỏ mới nhanh hơn.
2. Các yếu tố môi trường
Tôm lột xác
- pH là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm. Độ pH trong ao thích hợp để tôm lột xác là 7,5 – 7,9.
- Oxy hòa tan: Trong quá trình lột xác nhu cầu oxy của tôm là rất lớn. Người nuôi phải đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức 5 – 6 mg/l trong suốt quá trình lột vỏ.
- Độ mặn: Độ mặn cao lượng khoáng chất lớn giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, vỏ bị mềm. Vì vậy, đối với những ao nuôi tôm có độ mặn thấp thì phải bổ sung khoáng thường xuyên.
- Độ kiềm: Trong quá trình sinh trưởng của tôm, nên duy trì độ kiềm trong ngưỡng 120 mg/l trở lên.
3. Yếu tố bệnh lý
Tôm lột xác
Trong quá trình nuôi tôm bị mắc một số bệnh như nấm, đóng rong, ký sinh trùng, ... sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm bị chậm hoặc không thể lột vỏ. Cách phòng bệnh tốt nhất là bà con nên:
- Quản lý môi trường vi sinh trong ao tốt, ổn định mật độ tảo, gây màu nước có lợi trong ao.
- Thay nước thường xuyên, xử lý các chất dư thừa đáy ao
- Ổn định các yếu tố oxy, kiềm, pH nằm trong ngưỡng thích hợp
- Thường xuyên cung cấp vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, chống sốc và kích thích tôm mau thay vỏ, lột xác.
- Song song đó thức ăn đảm bảo chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, không bị ẩm mốc để tôm tăng trọng tốt nhất.
Nắm được 3 yếu tố quyết định đến quá trình lột xác của tôm sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc quản lý năng suất vụ nuôi, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôm tăng trọng, khỏe mạnh, ít bệnh, mang đến giá trị kinh tế cao. Chúc bà con thành công!
Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!