Các loài tảo trong ao nuôi tôm và cách cắt tảo độc
Giới thiệu các loài tảo trong ao nuôi tôm thâm canh gồm tảo khuê, tảo lục, tảo lam, tảo mắt và tảo giáp. Tảo khuê và tảo lục là nhóm tảo có lợi, chúng không chứa độc tố gây hại cho tôm. Tảo lam, tảo mắt và tảo giáp là nhóm tảo có hại, ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của tôm.
Tảo đóng góp nhiều vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm, tuy nhiên tuỳ thuộc vào sự hiện diện của loài nào mà chúng đem lại lợi ích hay gây hại cho tôm. Các loài tảo thường gặp trong ao nuôi tôm thâm canh gồm tảo khuê, tảo lục, tảo lam, tảo mắt và tảo giáp. Tảo khuê và tảo lục là nhóm tảo có lợi, chúng không chứa độc tố gây hại cho tôm. Tảo lam, tảo mắt và tảo giáp là nhóm tảo có hại, ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của tôm. Cho nên việc kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi rất quan trọng, góp phần to lớn mang lại thành công cho vụ nuôi.
1. Nhóm tảo có lợi trong ao nuôi tôm
Nhóm tảo có lợi là sản phẩm sơ cấp, mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn tự nhiên. Là nguồn cung cấp oxy cho ao nuôi, nguồn cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm.
* Các nhóm tảo có lợi thường gặp trong ao nuôi tôm
Tảo khuê
Tảo khuê hay còn gọi là tảo Silic, khi có sự hiện diện của tảo khuê trong ao nuôi tôm, nước sẽ có màu trà từ nhạt đến đậm tuỳ thuộc vào mật độ tảo trong ao.
Tảo khuê trong ao nuôi tôm
Tảo lục
Tảo lục phát triển trong môi trường có hàm lượng đạm NH4+ cao, ao nuôi tôm có tảo lục chiếm ưu thế có màu xanh lục hoặc xanh lá nhạt.
Dù tảo khuê, tảo lục có lợi cho tôm nhưng khi phát triển quá mức gây ảnh hưởng đến tôm như thiếu oxy về đêm, biến động pH. Nên cần kiểm soát mật độ tảo thích hợp trong ao nuôi tôm.
Tảo lục trong ao nuôi tôm
2. Nhóm tảo có hại trong ao nuôi tôm
Các loài trong nhóm tảo có hại khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh hình thành hiện tượng nở hoa gây nhiều bất lợi cho tôm như thiếu oxy về đêm, biến động pH ngày đêm lớn, quá trình phân huỷ xác tảo tạo nên nhiều khí độc, tảo tiết độc tố gây ngộ độc cho tôm.
* Các loài tảo hại thường gặp
Tảo lam
Tảo lam còn gọi là vi khuẩn lam. Ao tôm có màu xanh nhạt đến xanh đậm khi tảo lam chiếm chiếm ưu thế. Tảo lam khi nở hoa nổi đầy trên mặt nước tạo thành lớp váng dày đặc làm cho tôm có mùi hôi, chúng tiết chất nhờn gây tắc nghẽn mang tôm. Nhiều trường hợp khi tôm ăn phải nhóm tảo này bị bệnh về đường ruột.
Tảo lam trong ao nuôi tôm
Tảo mắt
Tảo mắt có màu xanh lục, có điểm mắt là cơ quan cảm thụ ánh sáng. Ao nuôi tôm có mật độ tảo mắt cao có màu xanh nhạt đến xanh đậm nổi thành mảng di chuyển trên mặt nước do đây là nhóm tảo di chuyển bằng roi. Tảo mắt là sinh vật chỉ thị chất lượng nước, khi ao nuôi tôm xuất hiện nhiều tảo mắt chứng tỏ môi trường bị ô nhiễm hữu cơ.
Tảo mắt trong ao nuôi tôm
Tảo giáp
Tảo giáp hay còn gọi là tảo 2 roi, tảo đỏ là nhóm tảo gây nên hiện tượng thuỷ triều đỏ. Tảo có màu vàng, nâu nhạt, nâu đỏ nên ao nuôi tôm có màu từ vàng đến nâu đỏ khi mật độ tảo giáp cao. Giống với tảo mắt tảo giáp có khả năng di chuyển nhờ vào roi nên khi tảo phát triển nhiều sẽ nổi thành từng mảng lớn di chuyển trên bề mặt ao nuôi.
Tảo giáp trong ao nuôi tôm
2. Cách phòng ngừa và cắt tảo độc trong ao nuôi tôm
Trong ao nuôi tôm thâm canh thì sự xuất hiện các loại tảo bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ các chất dinh dưỡng đặc biệt là Nitơ (N) và photpho (P), càng về cuối vụ nuôi hàm lượng P tích tụ càng nhiều do chất thải từ tôm, thức ăn dư thừa,… càng tăng cao dẫn đến các loài tảo hại phát triển.
Chính vì vậy để hạn chế sự phát triển các loài tảo độc chúng ta cần bổ sung vi sinh cho môi trường và nền đáy để thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ giảm ô nhiễm nền đáy, giảm tỷ lệ Photpho để hạn chế tảo hại phát triển.
Công Ty TNHH TM XNK Mỹ Bình cung cấp cho thị trường dòng men vi sinh O3 giúp xử lý đáy ao tôm, duy trì màu tảo tốt, cắt tảo xanh.
Sản phẩm men vi sinh O3 không chỉ giúp cắt tảo xanh trong ao tôm, giữ nước màu trà trong suốt vụ nuôi, phân hủy nhanh các chất cặn bã, thức ăn dư thừa và bùn dơ đáy ao mà còn giúp ổn định pH, giảm nhanh khí độc NO2, NH3, làm sạch nước, sạch bạt, sạch nhá.
* Cách sử dụng men vi sinh O3 cắt tảo xanh trong ao tôm
1 gói men 227g/1000m3 nước đối với ao bạt, có thể xé gói tạt trực tiếp hoặc sục khí từ 10 tiếng với liều lượng 1 gói O3 + 10kg mật đường + 180 lít nước ao, xả lúc 11 giờ đêm (có thể lặp lại 2 lần) để cắt tảo xanh và gây màu trà cho nước ao. Để ổn định môi trường, phân huỷ chất hữu cơ,.. xả vào 8 giờ sáng.
* Lưu ý: không được dùng chung sản phẩm O3 với các loại kháng sinh, hóa chất sát trùng, diệt khuẩn.
Mọi thắc mắc về việc cắt tảo trong ao nuôi tôm và sản phẩm men vi sinh O3 bà con vui lòng liên hệ HOTLINE 0911 383 533 để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu.