Cách diệt tảo và gây màu nước trong ao tôm hiệu quả 

Trong bài trước, bà con đã tìm hiểu về cách nhận biết một số loài tảo thường gặp trong ao nuôi tôm. Trong bài này sẽ làm rõ những nguyên nhân cụ thể gây nên sự xuất hiện của một số loại tảo độc, các cách hạn chế và diệt tảo trong ao tôm. Cách gây màu nước, tạo cho tôm một môi trường sinh trưởng tốt nhất.

1. Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao tôm

Nguyên nhân chính làm tảo phát triển mạnh trong ao nuôi là do dư thừa các chất hữu cơ do thức ăn thừa, phân tôm tích tụ.

Nguồn nước cấp vào ao chứa bào tử tảo.

Ao không được cải tạo, siphon hàng ngày.

Thời tiết biến động, nắng nóng hoặc mưa kéo dài làm pH, oxy hòa tan và độ mặn trong ao dao động mạnh.

Mưa kéo dài làm phân tầng mặt nước ao nuôi cũng làm cho 1 số loại tảo độc phát triển.

2. Cách diệt tảo trong ao nuôi

Quản lý môi trường nước

Xác tảo tàn cần được vớt ngay ra khỏi ao

Khi thấy mật độ tảo nhiều, nên thay nước đã được xử lý từ ao lắng khoảng 30% để giảm tảo.

Kiểm soát lượng thức ăn cung cấp hàng ngày

Hút bùn và siphon đáy ao hàng ngày.

Tăng cường chạy quạt nước, tránh để tảo hút cạn oxy trong ao

Đánh vôi cũng là một cách để cắt tảo

Thông thường tảo phát triển dày đặc có thể do dư phospho từ thức ăn thừa, tích tụ trong môi trường. Khi thấy một số loại tảo như tảo lam, tảo sợi, tảo đỏ, người nuôi cần kiểm tra ngay độ kiềm trong ao.

Nếu kiềm thấp có thể ngâm vôi nung và tạt đều quanh ao vào đêm khuya với liều 30kg/1000m3 nước, trong 2 ngày liên tiếp. Vôi sẽ kết tủa và làm giảm phospho trong ao nhanh chóng, theo đó tảo cũng sẽ giảm nhanh.

Sau khi cắt tảo, bà con nên siphon ao ngay để tránh trường hợp vôi lắng tụ dưới đáy ao dễ lên rong nhớt đáy.

3. Cắt tảo bằng men vi sinh kết hợp gây màu nước

o3 men vi sinh cho tôm

Men vi sinh O3 có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis, đây là chủng men có thể phát triển tốt kể cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Men có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ đáy ao, cắt tảo, làm sạch môi trường nước, ức chế vi khuẩn, khí độc trong ao nuôi.

Một ưu điểm nữa của việc cắt tảo bằng men vi sinh là Bacillus còn cạnh tranh môi trường sống, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi.

Liều dùng 1 gói O3 227g/1000m3 nước ao, dùng liên tục 2 - 3 ngày

4. Cắt tảo kết hợp vi sinh và enzyme, hạn chế sụp tảo

enzyme blue xử lý tảo trong ao tôm

Enzyme Blue có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, chính là nguồn dinh dưỡng giúp tảo phát triển. Sau khi cắt tảo, xác tảo sẽ được enzyme phân hủy, tạo thành thức ăn cho tôm, không gây ô nhiễm nguồn nước.

Ưu điểm của cách cắt tảo này chính là không gây sụp tảo đột ngột, không gây sốc, gây độc cho tôm. Không  gây ảnh hưởng và làm tôm bỏ ăn. 

Người nuôi muốn vừa kết hợp gây màu nước vừa cắt tảo nên sử dụng kết hợp 2 chế phẩm sinh học Enzyme Blue và O3

Liều dùng: Sau khi tạt men vi sinh theo hướng dẫn trên, đến 12h đêm bà con cho tạt  thêm 1 gói Enzyme Blue (1 gói/1000m3). Lặp lại như vậy từ 2 đến 3 ngày tình trạng tảo sẽ giảm.

Trên đây, bà con đã hiểu rõ nguyên nhân làm xuất hiện một số loại tảo độc, các cách hạn chế và diệt tảo trong ao tôm một cách an toàn. Bà con cũng biết được cách gây màu nước, tạo cho tôm một môi trường sinh trưởng tốt nhất. Chúc bà con ứng dụng kiến thức thành công.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng