Cách xử lý nhớt bạt, nhớt đáy hiệu quả cho ao nuôi tôm

Tình trạng nhớt bạt và nhớt đáy xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ sinh ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho đàn tôm và làm cho vi khuẩn trong ao gia tăng nhanh chóng. Chúng là nơi lý tưởng cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh phát triển.

Nếu tôm ăn hoặc tiếp xúc với chất dịch nhầy này, tôm nuôi sẽ dễ dàng mắc các bệnh đường ruột và gan tụy. Chính vì lẽ đó, việc biết được những nguyên nhân gây ra nhớt bạt, nhớt đáy cũng như cách xử lý nhớt bạt và nhớt đáy kịp thời là việc vô cùng cần thiết.

Khi nhớt bạt xuất hiện cũng làm cho rong tảo phát triển mạnh mẽ. Tảo có lợi trong ao tôm (tảo lục, tảo khuê), tảo có hại trong ao tôm (tảo lam, tảo giáp, tảo mắt). Tuy nhiên, khi việc kiểm soát mật độ tảo trong không thật sự chặt chẽ thì tảo có lợi hay tảo có hại cũng đều sẽ bị nở hoa (sụp tảo), thiếu oxy và gây nhớt đáy cho ao tôm.

Xác tảo tàn, gây lợn cợn nước và nhớt bạt, nhớt đáy ao nuôi tôm

Những lớp nhớt nằm trên bề mặt bạt là do đạm trong thức ăn và chất thải của tôm, hòa tan trong nước tạo nên. Do đó, việc cho ăn là một trong những khâu quan trọng bật nhất trong quá trình nuôi. Ở từng điều kiện, giai đoạn nuôi khác nhau sẽ có mức độ và chế độ cho ăn khác nhau, nhằm tránh tình trạng nhớt bạt, nhớt đáy trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa Nitrat trong ao tôm cá

Việc lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều mật rỉ đường cùng lúc sẽ gây ra nguy hiểm cho ao tôm. Vốn dĩ, mật rỉ đường là mật mía cô đặc của quá trình làm đường cát, ngoài hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho tảo và vi sinh,.. trong mật rỉ đường còn chứa rất nhiều hại khuẩn và nấm hại. Khi tồn dư dưới ao nuôi, sẽ gây ra tình trạng “xanh tảo”, khuẩn hại tăng nhanh, làm nước ao nuôi bị hôi và gây nhớt bạt, nhớt đáy.

Mật rỉ đường

Xử lý nhớt bạt, nhớt đáy hiệu quả cho ao tôm

1. Xử lý nhớt bạt, nhớt đáy cho ao tôm bị nhớt đáy nặng (đi trơn té):

Bước 1. Phải chà đáy bạt và bờ bạt (Chạy quạt và siphon ra ngoài).

Bước 2. Treo vi sinh PRO4000X vào ao (có thể pha nước tạt hoặc bỏ trực tiếp vào trong sàn thăm tôm). Liều lượng: 12 viên/1000m3 nước (thực hiện 3 ngày liên tục). Thời gian: lúc 8h sáng.

2. Xử lý nhớt bạt, nhớt đáy cho ao nuôi bị nhớt nhẹ (đi chưa té):

Thực hiện: Treo vi sinh PRO4000X vào ao hoặc có thể pha nước tạt bỏ trực tiếp vào trong sàn thăm tôm.
Liều lượng: 12viên/1000m3 nước (thực hiện 2 liên tục). 
Thời gian: lúc 8h sáng.

Trên đây là Cách xử lý nhớt bạt, nhớt đáy hiệu quả cho ao nuôi tôm, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng