Mối quan hệ giữa EHP và bệnh phân trắng trên tôm

Hiện nay, tình hình dịch bệnh EHP trên tôm không chỉ nghiêm trọng về mức độ lây nhiễm mà còn nguy hiểm hơn về khả năng EHP bội nhiễm với nhiều bệnh.

Bệnh phân trắng trên tôm, xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như: Tảo độc, khuẩn, nấm, ký sinh trùng, thời tiết,.. Một số nghiên cứu khoa học mới nhất (Rajendran et al., 2017 & Salachan et al., 2017) đã phát hiện và nhận thấy rằng, khi tôm bị nhiễm EHP hầu hết đều xuất hiện phân trắng. Như vậy, EHP gây ra phân trắng trên tôm không? Mối quan hệ giữa EHP và bệnh phân trắng ra sao? Chính là những câu hỏi cần lời giải đáp nhất ngay lúc này.

Định nghĩa EHP là gì?

Ảnh nhuộm tế bào biểu mô của EHP (bên trái) và cấu tạo EHP (bên phải)

Ảnh nhuộm tế bào biểu mô của EHP (bên trái) và cấu tạo EHP (bên phải)

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là vi bào từ trùng có kích thước rất nhỏ. Các tế bào EHP thường sẽ có kích thước chiều dài khoảng 1μm, chiều rộng tế bào khoảng từ 0,5-0,6μm. Mỗi tế bào EHP sẽ có 1 sợi cực duy nhất và có độ dài khoảng 0,5μm, với 5-6 vòng xoắn. Sợi cực là cầu nối giữa EHP và tế bào vật chủ, nhằm truyền DNA sang tế bào vật chủ.

EHP gây ra phân trắng trên tôm không?

Trong môi trường nước EHP chủ yếu sống dưới dạng tự do và dựa vào đĩa bám để bám vào các giá thể như: Khuẩn sợi, trùng loa kèn, vỏ tôm,.. Mục đích của việc này, đó là chúng sẽ tìm cơ hội để xâm nhập và tế bào tôm. Bên cạnh đó, đường miệng và ruột của tôm cũng là những nơi chúng thường xuyên “lui tới”.

Khuẩn sợi bám trên phụ bộ tôm

Khuẩn sợi bám trên phụ bộ tôm

Nấm trên mang tôm

Nấm trên mang tôm

EHP kí sinh nội bào bắt buộc bên trong tế bào chất của tế bào ống gan tụy, sử dụng dưỡng chất của tế bào tôm để nuôi cơ thể chúng và thực hiện quá trình nhân lên.

Quá trình EHP truyền DNA qua tế bào vật chủ, còn lại phần vỏ rỗng

Quá trình EHP truyền DNA qua tế bào vật chủ, còn lại phần vỏ rỗng

 

Quá trình này, làm cạn kiệt dưỡng chất của tế bào trên tôm dẫn đến hiện tượng vỡ và chết tế bào, gây tổn thương gan, suy giảm sức khỏe và làm tôm chậm lớn. Sau khi EHP truyền DNA của chúng qua tế bào vật chủ thành công, lớp vỏ rỗng của EHP sẽ được đào thải ra ngoài qua phân.

Đồng thời, khi gan tụy của tôm nhiễm EHP bị thoái hóa, các tế bào biểu mô ống gan tụy sẽ bị bong tróc và cũng được đào thải ra ngoài qua phân, vì thế phân của tôm có màu trắng và nổi trên mặt nước (Hà và ctv., 2011). Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ những ao dương tính EHP có WFS chiếm đến 96,4%. Như vậy trả lời cho câu hỏi “Mối quan hệ giữa EHP và bệnh phân trắng?” chính là, khi tôm nhiễm EHP thì sẽ xuất hiện phân trắng (tùy từng ao nuôi), tuy nhiên khi tôm bị phân trắng thì không thể nói rằng tôm cũng bị EHP.

Ngoài việc cho thấy mối quan hệ giữa EHP và bệnh phân trắng chính là việc EHP bội nhiễm với WFS, thì vi bào tử trùng EHP còn bội nhiễm với các bệnh khác như: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), EHP bội nhiễm với bệnh Taura (TSV) và bệnh đỏ thân (WSD),..

EHP bội nhiễm với vi khuẩn AHPND và xâm nhập vào ruột tôm 

EHP bội nhiễm với vi khuẩn AHPND và xâm nhập vào ruột tôm 

(Nguồn: Kumar et al., 2020)

Giải pháp phòng trị EHP hiệu quả nhất

  •  Cải tạo ao nuôi:

Bước 1. Kích thích tế bào EHP nảy mầm, nhằm làm hư hoại sợi cực của EHP.

Bước 2. Làm hư hoại sợi cực của EHP bằng phương pháp Formol.

  • Con giống phải được kiểm tra PCR sạch bệnh và mật độ nuôi phù hợp (chỉ tiêu này rất cần thiết để người nuôi có thể hạn chế được bệnh phân trắng và bội nhiễm EHP gây ra phân trắng cho tôm.
  • Xử lý nước cấp bằng Chlorine có nồng độ: 25-30ppm.
  • Quản lý độ trong của nước (lợn cợn), mật độ khuẩn và độ sạch của đáy ao bằng chế phẩm sinh học có hàm lượng lợi khuẩn cao như: PRO4000X (nhập khẩu trực tiếp Hoa Kỳ). Từ đó làm giảm đi các giá thể tự nhiên của EHP hiệu quả.
  • Ngăn chặn nguồn lây lan EHP từ bên ngoài vào (chuột, cua, hai mảnh, ba khía,..)
  • Cho ăn kháng thể đặc hiệu mỗi ngày (vacxin cho tôm) EHP ROY và K-WE (nhập khẩu trực tiếp Hàn Quốc) nhằm phòng và trị EHP khi tôm đã bị nhiễm.

Trên đây là mối quan hệ giữa vi bào tử trùng EHP và bệnh phân trắng trên tôm, quý bà con có thể tham khảo bài cách phòng và trị vi bào tử trùng EHP trong ao nuôi tôm, mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.

Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!


(*) Xem thêm

5.0/5
1 Đánh giá
5
1 Đánh giá
4
0 Đánh giá
3
0 Đánh giá
2
0 Đánh giá
1
0 Đánh giá
Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng