Tài liệu kỹ thuật nuôi tôm
07/02/2023 5126 Lượt xem
Khi bước vào những ngày mùa nắng nóng, chắc hẳn chúng ta cũng thường hay gặp tình trạng tôm bị ruột xoắn, ruột lỏng và mủ đuôi. Bên cạnh đó, khi thời tiết nắng nóng kéo dài cũng làm cho pH trong ao và nhiệt độ trong ao tăng cao, từ đó tạo điều kiện giúp các nhóm vi khuẩn vibrio và trùng 2 tế bào như Vermiform, Gregarine,.. thuận lợi phát triển.
18/01/2023 1877 Lượt xem
Chắc hẳn, đối với bất kỳ người nuôi lâu năm nào cũng đã từng gặp tình trạng tôm bị đục cơ, trắng cơ và cong thân trong quá trình nuôi tôm. Đục cơ, cong thân và trắng cơ tuy là một dạng bệnh không gây thiệt hại quá lớn như các bệnh đỏ thân - đốm trắng hay EHP trên tôm. Nhưng nó ảnh hưởng đến sự phát triển và gây hao hụt tôm, chính vì thế, khi biết được biểu hiện của bệnh thì một phương án phòng bệnh đục cơ, trắng cơ và cong thân cho tôm nuôi là điều rất cần thiết.
13/01/2023 4088 Lượt xem
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính hay hội chứng chết sớm trên tôm - EMS, thường xảy ra vào những tháng đầu sau khi thả tôm. Mức độ nguy hiểm của hội chứng chết sớm trên tôm - EMS tăng lên vào những ngày mùa khô nóng, khi môi trường ao nuôi có độ pH cao, nhiệt độ cao và độ mặn cao. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.
10/01/2023 1729 Lượt xem
Ở Việt Nam, bệnh phân trắng trên tôm xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1998, từ khu vực Quảng Bình - Ninh Thuận. Đến 2006, bệnh này mới có mặt tại ĐBSCL. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nuôi. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất thường vào giai đoạn 30-60 ngày tuổi.
06/01/2023 4862 Lượt xem
Bệnh đốm trắng do virus đốm trắng gây ra trên tôm là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất cho người nuôi tôm hiện nay. Đây là bệnh cấp tính, từ khi phát hiện đến khi tôm chết chỉ từ vài giờ đến 2 ngày, tỉ lệ chết đôi khi lên đến 100% tôm trong ao. Virus đốm trắng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng ngừa an toàn là gì, mời bà con theo dõi chi tiết trong bài viết sau.
04/01/2023 6373 Lượt xem
Hiện nay, tình hình dịch bệnh EHP trên tôm không chỉ nghiêm trọng về mức độ lây nhiễm mà còn nguy hiểm hơn về khả năng EHP bội nhiễm với nhiều bệnh.
29/12/2022 2600 Lượt xem
Vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đang phát triển rất mạnh mẽ và dày đặc trên khắp cả nước. Do cấu tạo của EHP có ống cực (sợi cực) nên chúng dễ dàng lấy chất dinh dưỡng và sinh sản (nhân lên) trong tế bào vật chủ.
29/12/2022 3673 Lượt xem
Hiện nay EHP đang là dịch bệnh nguy hiểm cho tôm trên quy mô cả nước. Nhiều vụ nuôi tôm đang phải thu hoạch sớm, hoặc mất trắng. Nhiều ao tôm tại các địa phương đang bị bỏ trống vì lo sợ thiệt hại. Nhiều hộ nuôi đang e ngại quyết định cho việc thả giống vào vụ nuôi tiếp theo do lo ngại dịch bệnh EHP trên tôm.
03/11/2022 4387 Lượt xem
Trong nuôi tôm siêu thâm canh, mật độ thả nuôi dày đồng nghĩa với mật độ vi khuẩn gây hại tồn tại trong môi trường nước ao cũng nhiều hơn. Các loại hóa chất diệt khuẩn dùng trong ao tôm phải được sử dụng đúng cách để diệt khuẩn hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến tôm. Trong bài viết này, mời bà con cùng tìm hiểu 1 số dòng hóa chất sát khuẩn ao tôm nổi bật nhất hiện nay và cách sử dụng an toàn.
20/10/2022 3453 Lượt xem
pH là 1 yếu tố quan trọng trong nuôi tôm, pH là chỉ tiêu đo độ hoạt động của ion hydro trong nước (H+) hay nói cách khác, pH thể hiện tính axit hay bazơ của nước. Vậy pH ảnh hưởng đến tôm như thế nào và phương pháp điều chỉnh độ pH trong ao tôm ra sao, mời các bạn cùng tham khảo thông tin qua bài viết bên dưới.
06/10/2022 3181 Lượt xem
Tôm có thể bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm - EMS) trong suốt quá trình nuôi. Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus làm rối loạn chức năng và phá hủy các mô gan tụy của tôm.
09/09/2022 3554 Lượt xem
Trong nuôi tôm thâm canh bệnh đốm trắng do virus là một trong những bệnh nguy hiểm nhất vì tỷ lệ chết cao và thời gian tôm chết rất nhanh. Bệnh do virus có tên White Spot Syndrome Virus (WSSV) thuộc giống Whispovirus, họ Nimaviridae gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đặc biệt khi thời tiết biến động nhiều, môi trường thay đổi.
01/09/2022 1919 Lượt xem
Đối với việc nuôi tôm, khoáng chất góp phần hình thành vỏ, cân bằng áp suất thẩm thấu. Ao tôm có độ mặn càng thấp cần phải bổ sung lượng khoáng chất càng nhiều. Bên cạnh đó, việc mật độ tôm nuôi càng cao thì chu kì đánh khoáng giữa 2 lần càng ngắn, dao động 3 – 7 ngày/lần khi nuôi tôm thẻ siêu thâm canh.
12/08/2022 1465 Lượt xem
Chất kích thích miễn dịch đang được xem là một yếu tố then chốt trong việc phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi.
02/08/2022 5373 Lượt xem
Giới thiệu các loài tảo trong ao nuôi tôm thâm canh gồm tảo khuê, tảo lục, tảo lam, tảo mắt và tảo giáp. Tảo khuê và tảo lục là nhóm tảo có lợi, chúng không chứa độc tố gây hại cho tôm. Tảo lam, tảo mắt và tảo giáp là nhóm tảo có hại, ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của tôm.
15/07/2022 1107 Lượt xem
Cong thân - đục cơ là bệnh thường xuyên gặp phải trong quá trình nuôi tôm, dấu hiệu bệnh xảy ra hiện tượng đục cơ ở phần đuôi tôm sau đó lan rộng ra toàn thân. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao từ 40 - 60% tôm trong ao nuôi.
24/06/2022 1818 Lượt xem
Nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm ao lót bạt hiện nay đang là xu thế hướng tới của người nuôi tôm, đem lại lợi nhuận cao, tiết kiệm được diện tích nuôi bằng cách nuôi tôm mật độ cao hơn ao đất, ao lưới đáy và ao quảng canh. Tuy nhiên ao nuôi lót bạt cũng gây khó khăn cho bà con về việc quản lý sự phát triển của tảo, nấm, khuẩn, khí độc…, gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm.
06/05/2022 2620 Lượt xem
Sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm mất hệ cân bằng sinh thái ao nuôi, tôm bệnh khó điều trị và làm tôm mất giá khi xuất bán. Đặc biệt hơn gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu thụ nếu sử dụng sản phẩm còn tồn dư kháng sinh trong tôm. Chính vì thế, quy trình nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh thay thế kháng sinh đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
22/04/2022 3735 Lượt xem
Điều trị tôm thẻ chân trắng bị chậm lớn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà con nông dân, chúng thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của quá trình nuôi tôm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi, gây thiệt hại lớn đến kinh tế người nuôi, do vậy bà con cần theo dõi tình trạng ăn thức ăn và trọng lượng tôm hàng ngày để sớm phát hiện nguyên nhân tôm chậm lớn.
05/04/2022 2106 Lượt xem
Hiện nay, ngành nuôi tôm đang phải đối diện với các vấn đề như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chất lượng con giống và thời tiết thất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi. Do đó, phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học đang được nhiều bà con áp dụng để thay thế cho hình thức truyền thống nhằm loại bỏ bớt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi tôm. Vậy, quy trình nuôi tôm vi sinh như thế nào, bà con hãy cùng Mỹ Bình tìm hiểu nhé!
18/03/2022 4676 Lượt xem
Một trong những loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm là tảo xanh (hay còn gọi là tảo lam), chúng có khả năng quang hợp và có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo nhưng tảo lam lại có tốc độ phát triển chậm hơn các tảo khác. Khi nhiệt độ lớn hơn 25°C là điều kiện để tảo xanh phát triển mạnh mẽ nhất.
01/03/2022 5359 Lượt xem
Men vi sinh xử lý nước đáy ao tôm là chế phẩm sinh học có thành phần chính là vi khuẩn có lợi trong ao tôm. Các vi khuẩn này có nhiệm vụ phân giải các chất hữu cơ làm sạch môi trường nước ao, ức chế khí độc NH3, NO2, cân bằng độ pH, ức chế vi khuẩn gây bệnh gan, đường ruột ở tôm. Tránh được hội chứng chết sớm trên tôm (EMS) do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra.
25/02/2022 917 Lượt xem
Nghiên cứu ảnh hưởng của Cypermethrin lên tôm sú giống 45 ngày tuổi ở các nhiệt độ khác nhau được thực hiện nhằm tìm hiểu giá trị LC50-96h và những biến đổi mô bệnh học ở cơ quan gan tụy của tôm sú. Giá trị LC50- 96h tại các nhiệt độ 22, 28, 32 và 36°C lần lượt là 0,564; 0,345; 0,278; 0,22µg/L. Kết quả phân tích cho thấy mức độ biến đổi mô bệnh học gan tụy của tôm sú tăng dần theo nồng độ cypermethrin và nhiệt độ thí nghiệm.
25/02/2022 1346 Lượt xem
Bệnh đốm trắng do White spot syndrome virus (WSSV) gây ra trên tôm được phát hiện sớm nhất ở Đài Loan năm 1992, sau đó WSSV được ghi nhận phân bố rộng khắp các khu vực nuôi tôm trên thế giới (Lightner, 1996).