Tài liệu kỹ thuật nuôi tôm
18/03/2022 4885 Lượt xem
Một trong những loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm là tảo xanh (hay còn gọi là tảo lam), chúng có khả năng quang hợp và có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo nhưng tảo lam lại có tốc độ phát triển chậm hơn các tảo khác. Khi nhiệt độ lớn hơn 25°C là điều kiện để tảo xanh phát triển mạnh mẽ nhất.
01/03/2022 5723 Lượt xem
Men vi sinh xử lý nước đáy ao tôm là chế phẩm sinh học có thành phần chính là vi khuẩn có lợi trong ao tôm. Các vi khuẩn này có nhiệm vụ phân giải các chất hữu cơ làm sạch môi trường nước ao, ức chế khí độc NH3, NO2, cân bằng độ pH, ức chế vi khuẩn gây bệnh gan, đường ruột ở tôm. Tránh được hội chứng chết sớm trên tôm (EMS) do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra.
25/02/2022 990 Lượt xem
Nghiên cứu ảnh hưởng của Cypermethrin lên tôm sú giống 45 ngày tuổi ở các nhiệt độ khác nhau được thực hiện nhằm tìm hiểu giá trị LC50-96h và những biến đổi mô bệnh học ở cơ quan gan tụy của tôm sú. Giá trị LC50- 96h tại các nhiệt độ 22, 28, 32 và 36°C lần lượt là 0,564; 0,345; 0,278; 0,22µg/L. Kết quả phân tích cho thấy mức độ biến đổi mô bệnh học gan tụy của tôm sú tăng dần theo nồng độ cypermethrin và nhiệt độ thí nghiệm.
25/02/2022 1445 Lượt xem
Bệnh đốm trắng do White spot syndrome virus (WSSV) gây ra trên tôm được phát hiện sớm nhất ở Đài Loan năm 1992, sau đó WSSV được ghi nhận phân bố rộng khắp các khu vực nuôi tôm trên thế giới (Lightner, 1996).
21/02/2022 1734 Lượt xem
Kết hợp sử dụng kết hợp men vi sinh xử lý nước và men tiêu hóa để nuôi tôm không sử dụng kháng sinh.
19/01/2022 4095 Lượt xem
Việc nuôi tôm công nghiệp mật độ cao như hiện nay đang tạo môi trường lý tưởng cho các loại virus nguy hiểm hoành hành. Việc này gây nên thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, làm rất nhiều bà con nông dân khốn đốn. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ khái quát 5 bệnh nghiêm trọng có nguyên nhân do virus gây ra, mời bà con theo dõi.
13/01/2022 2918 Lượt xem
Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (viết tắt IHHNV) do virus infectious hypodermal và hematopoietic necrosis gây ra. Bệnh xảy ra trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tất cả các giai đoạn phát triển và bất cứ thời điểm nào trong năm.
22/12/2021 2486 Lượt xem
Tác nhân gây bệnh đầu vàng ở tôm là Yellow Head Disease - YHD là một loại virus hình que tên yellow head virus. Virus có bộ gen acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que và có màng bao, kích thước 44 x 173 nm.
03/11/2021 7306 Lượt xem
Bệnh đốm đen là một bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, có thể gây chết hàng loạt, chưa kể đến số tôm còn sống cũng sẽ bị thương lái ép giá, gây thiệt hại kinh tế lớn đối với người nuôi. Vì vậy, bà con nên có các biện pháp phòng bệnh và điều trị kịp thời khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên trên tôm. Bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ khái quát lại những nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị tận gốc căn bệnh này giúp bà con.
12/10/2021 5228 Lượt xem
Bệnh đốm trắng trên tôm do 3 nguyên nhân chính gây ra: Nguyên nhân gây bệnh từ môi trường, từ vi khuẩn và từ virus. Mỗi tác nhân gây bệnh thường sẽ có những đặc điểm và hướng xử lý khác nhau. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết các đặc điểm nhận dạng, và hướng xử lý khi tôm bị bệnh đốm trắng đối với từng trường hợp. Mời bà con theo dõi.
05/10/2021 4309 Lượt xem
Tôm là loài vật biến nhiệt, nhiệt độ tôm biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Tốc độ tăng trưởng, miễn dịch đối với các mầm bệnh của tôm cũng vì thế mà biến động theo môi trường nước. Do đó, quản lý nhiệt độ trong ao tôm là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của vụ nuôi.
10/09/2021 5389 Lượt xem
Bệnh đục cơ, cong thân ở tôm thẻ chân trắng có thể xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi thu hoạch, đặc biệt hiện tượng thường xảy ra vào mùa mưa, khi các yếu tố trong ao nuôi bị biến động mạnh, nhất là biến động nhiệt độ và thiếu khoáng chất trong ao tôm. Bệnh không gây chết hàng loạt nhưng sẽ gây thất thoát đáng kể cho người nuôi.
21/08/2021 7978 Lượt xem
Nấm đồng tiền gây rất nhiều khó khăn cho bà con nuôi tôm, cũng rất khó trị dứt điểm nếu bà con không biết cách xử lý đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Mỹ Bình sẽ hướng dẫn bà con cách đề phòng cũng như xử lý nếu chẳng may nấm xuất hiện trong ao tôm nhé.
03/08/2021 6280 Lượt xem
Vi khuẩn Vibrio là nhóm vi khuẩn yếm khí không bắt buộc, thuộc gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 μm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở đầu.
03/08/2021 2797 Lượt xem
Không giống như động vật có xương sống, tôm không có miễn dịch đặc hiệu. Hoạt động miễn dịch của tôm chủ yếu dựa vào hệ miễn dịch tự nhiên gồm: Hàng rào vật lý (lớp vỏ chitin), miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Vì thế khi gặp các điều kiện bất lợi thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cũng suy giảm nhiều.
28/07/2021 3653 Lượt xem
Trong nuôi tôm, việc ao bị nhiễm phèn khá phổ biến. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Ao tôm bị nhiễm phèn thường khá khó xử lý triệt để. Trong bài viết hôm nay, chuyên gia của chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khử phèn trong ao tôm an toàn. Mời bà con theo dõi
15/07/2021 2740 Lượt xem
Trong bài trước, bà con đã tìm hiểu về cách nhận biết một số loài tảo thường gặp trong ao nuôi tôm. Trong bài này sẽ làm rõ những nguyên nhân cụ thể gây nên sự xuất hiện của một số loại tảo độc, các cách hạn chế và diệt tảo trong ao tôm. Cách gây màu nước, tạo cho tôm một môi trường sinh trưởng tốt nhất.
15/07/2021 5460 Lượt xem
Tảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màu nước trong ao tôm, bảo vệ tôm khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, tảo còn điều tiết môi trường nước ao tôm, cung cấp oxy. Một số loài tảo có lợi còn hấp thụ khí độc, giữ kim loại nặng và ức chế vi khuẩn Vibrio. Một số loài có hại thì chứa độc tố, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Vậy các loại tảo trong ao nuôi tôm là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé:
12/07/2021 2704 Lượt xem
Nhu cầu bổ sung khoáng chất trong nuôi trồng thủy sản là rất lớn, nhất là đối với tôm, vốn luôn cần chất khoáng để bù đắp cho quá trình lột xác. Hiện nay, tôm được nuôi thâm canh với mật độ cao nhằm tăng năng suất, dẫn đến thường xuyên thiếu hụt khoáng. Tôm có thể hấp thu các chất khoáng này qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi.
07/07/2021 3491 Lượt xem
Trong nuôi tôm, việc bổ sung vitamin thường xuyên là rất cần thiết. Nếu tôm bị thiếu hụt vitamin sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch, chậm lớn, dễ stress và mắc một số bệnh như mềm vỏ, bệnh chết đen,..
20/05/2021 4980 Lượt xem
Trong ngành công nghiệp nuôi tôm hiện nay, dịch bệnh luôn là tác nhân gây thiệt hại nghiêm trọng. Khi dịch bệnh xảy ra, người chăn nuôi thường sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Việc lạm dụng kháng sinh ngày càng tăng dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, chưa kể hàm lượng kháng sinh tồn đọng sẽ ảnh hưởng đến đầu ra sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
20/05/2021 3404 Lượt xem
Sử dụng thảo dược tự nhiên để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi là xu hướng nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trên thế giới đã có nhiều công trình xác định hiệu quả của việc sử dụng chiết xuất thảo dược giúp tôm, cá tăng trưởng tốt, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây liệt kê một số loại thảo dược tiêu biểu, đã được chứng minh là có tác dụng tốt đến sức khỏe của tôm nuôi.
20/05/2021 3722 Lượt xem
Cơ chế bảo vệ ở giáp xác, cụ thể là tôm, không phát triển bằng cá và các động vật có xương sống khác. Hệ miễn dịch ở tôm là hệ miễn dịch không đặc hiệu hay cơ chế bảo vệ bẩm sinh. Trong đó, đường ruột là bộ phận quan trọng nhất đối với tôm và cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất.
20/05/2021 4808 Lượt xem
Một số ký sinh trùng phổ biến gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi hiện nay phải kể đến 2 nhóm ký sinh là Vermiform và Gregarines. Trong đó biểu hiện bệnh phổ biến nhất là hội chứng phân trắng (WFS)